Luận Văn Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty Mỹ thuật TW

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại Cty Mỹ thuật TW
    LỜI MỞ ĐẦU
    Cùng với sự thay đổi của đất nước, nước ta từ một nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, đã thúc đẩy sự biến động mạnh mẽ về cơ cấu quản lý kinh tế, đặt ra cho các nhà doanh nghiệp phải có cạnh tranh lành mạnh chiếm lĩnh thị trường, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để đạt hiệu quả cao. Vì vậy tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với các nhà doanh nghiệp sản xuất.
    Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp phải tự trang trải toàn bộ chi phí bỏ ra và phải đảm bảo có lãi. Yêu cầu này chỉ có thể thực hiện trên cơ sở quản lý chặt chẽ các loại chi phí sản xuất như lao động, vật tư, tiền vốn Đồng thời doanh nghiệp cũng phải thường xuyên nắm bắt giá cả trên thị trường để phân tích, đánh giá chi phí sao cho có hiệu quả.
    Là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư, lao động, trình độ tổ chức công nghệ sản xuất sản phẩm, nên giá thành sản phẩm là cơ sở để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ là việc tính đúng, tính đủ trong giá thành mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho hợp lý luôn là mối quan tâm của các nhà doanh nghiệp.
    Sau một thời gian thưc tập tại Công ty Mỹ thuật Trung ương, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ nhân viên công ty Mỹ thuật Trung ương cùng với những kiến thức đã học tôi đã hoàn thành tốt nghiệp với đề tài kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung ương.
    Các nội dung của đề tài bao gồm 3 phần:
    Phần 1: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất.
    Phần 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty mỹ thuật trung ương.
    Phần 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty mỹ thuật trung ương.
    Do thời gian eo hẹp và kiến thức còn nhiều hạn chế đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn bè.

    Hà Nội, tháng 4 năm 2005











    PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
    I.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT .
    Nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh găy gắt, một doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao như: chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu thị trường và đặc biệt là giá cả phải hợp lý. Doanh nghiệp hoạt động thực sự có hiệu quả, đảm bảo thu nhập bù đắp chi phí và phải có lãi. Vì vậy, yêu cầu doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
    Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần kế toán quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất khi thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh. Thông qua quá trình hạch toán đó giúp doanh nghiệp nắm bắt được tổng chi phí đã bỏ ra, trên cơ sở đó xác định được giá thành sản phẩm làm cơ sở để định giá bán, từ đó xác định được lãi gộp của doanh nghiệp trong kỳ, giúp doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn và ra những quyết định quan trọng khác trong quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp.
    Với chức năng ghi chép, phản ánh trung thực, đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong doanh nghiệp. Kế toán luôn kịp thời cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện định mức chi phí và kế hoạch giá thành. Qua đó doanh nghiệp tìm ra biện pháp để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm .
    I.2. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT
    I.2.1. Khái niệm về chi phí sản xuất:
    Để tiến hành quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất phải chi dùng các loại nguyên vật liệu, sử dụng các thiết bị, máy móc, nhà xưởng, dây chuyền công nghệ và các loại công cụ sản xuất. Sử dụng dịch vụ do các đơn vị khác cung cấp và sử dụng lao động trực tiếp sản xuất, lao động quản lý sản xuất. Các loại chi phí này phát sinh một cách thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh và gắn liền với quá trình sản xuất trong từng thời kỳ nhất định và được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
    Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan tới hoạt động sản xuất trong một kỳ nhất định.
    I.2.2. Phân loại chi phí sản xuất
    Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những tiêu chuẩn phân loại nhất định theo những đặc trưng nhất định.
    Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất kinh tế và công dụng khác nhau, yêu cầu quản lý đối với từng loại chi phí cũng khác nhau. Phân loại chi phí sản xuất là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xác chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm. Mỗi cách phân loại đều đáp ứng những yêu cầu quản lý và hạch toán nhất định, do đó các cách phân loại đều bổ sung cho nhau. Để phục vụ yêu cầu hạch toán quản lý chi phí, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức khác nhau.
    I.2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế của chi phí:
    Căn cứ vào tính chất kinh tế của chi phí, chi phí sản xuất được phân loại theo các yếu tố chi phí, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở khâu nào, phục vụ mục đích gì. Theo cách phân loại này,toàn bộ chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được chia thành 5 yếu tố:
    - Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, và các loại công cụ dụng cụ, mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
    - Chi phí nhân công: Là toàn bộ chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân viên và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ, của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
    - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số khấu hao tài sản cố định phải trích của các tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.
    - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm số tiền mà doanh nghiệp chi trả về các loại dịch vụ mà doanh nghiệp mua từ bên ngoài bao gồm tiền điện tiền nước
    - Chi phí khác bằng tiền: Là chi phí ngoài 4 loại chi phí đã nêu trên.
    * Tác dụng của cách phân loại này :
    + Cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất.
    + Là cơ sở cho việc lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố.
    + Cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán sản xuất, lập kế hoạch quỷ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sau .
    + Cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập .
    I.2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí:
    Căn cứ vào mục đích và công dụng của các khoản chi phi phát sinh, chi phí sản xuất được chia làm 3 khoản mục :
    - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ về đối tượng lao động như nguyên vật chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất ra sản phẩm.
    - Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, bao gồm tiền công, tiền lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, của công nhân trực tiếp sản xuất .
    - Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ các khoản chi phí cần thiết khác để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong phạm vi phân xưởng dùng chung cho phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
    *Tác dụng của cách phân loại này:
    + Phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức
    + Cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm
    + Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
    + Là tài tham khảo để lập chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau
    I.2.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí
    Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí sản xuất phát sinh với đối tượng chịu chi phí, chi phí sản xuất được chia làm 2 loại :
    - Chi phí trực tiếp: Là các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất một loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoặc công việc lao vụ nào đó
    - Chi phí gián tiếp: Là các khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoặc dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện, những chi phí này không thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm, từng loại dịch vụ mà phải tập hợp chung để phân bổ cho các đối tượng có liên quan.
     
Đang tải...