Luận Văn Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí xây lắp số 7

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại Công ty cổ phần cơ khí xây lắp số 7
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có quyền tự chủ về nhiều mặt. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, kế toán là công cụ quan trọng để quản lý vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , đồng thời cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy để Nhà nước điều hành vĩ mô nền kinh tế và các lĩnh vực. Trong công tác kế toán thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những khâu trọng điểm của toàn bộ công tác kế toán Doanh nghiệp. Phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp .
    Qua thời gian tìm hiểu thực tế ở Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7 nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và để hiểu sâu hơn trong thực tiễn, em đã chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần cơ khí và xây lắp số 7 ” làm đề tài cho luận văn của mình.
    Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn gồm các phần sau:
    Chương I: Một số vấn đề lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
    Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7
    Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

    Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của thầy giáo Lê Thế Tường, của Ban lãnh đạo Công ty mà trực tiếp là phòng Kế toán tài chính đã tạo điều kiện để em hoàn thành bài luận văn này !


    CHƯƠNG I
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
    I ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY LẮP CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
    Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, từ những cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đến cơ sở vật chất kỹ thuật dùng cho sản xuất như các nhà máy, kho chứa, hầm mỏ, lắp đặt thiết bị sản xuất Thông thường công tác xây dựng cơ bản do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành. Ngành sản xuất này có đặc điểm sau:
    Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài Do vậy việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán công trình
    Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm, do đó, tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ.
    Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.
    Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổ biến theo phương thức “khoán gọn” các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp ( đội, xí nghiệp ). Trong giá khoán gọn, không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán.
    Những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý ngành nói trên phần nào chi phối công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp, dẫn đến những khác biệt nhất định so với các Doanh nghiệp Nông nghiệp, Doanh nghiệp Công nghiệp, Doanh nghiệp Thương mại. Tuy nhiên, về cơ bản việc hạch toán các phần hành kế toán ( TSCĐ, vật liệu, công cụ, chi phí nhân công trực tiếp ) trong doanh nghiệp xây lắp cũng tương tự như Doanh nghiệp Công nghiệp.
    II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
    1.Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
    1.1.Khái niệm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
    Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá, chi phí về các loại dịch vụ và chi phí khác bằng tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất, thi công trong một thời kỳ nhất định.
    1.2.Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
    Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau. Vì vậy có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau, nhưng cách phân loại phù hợp với chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành giúp cho việc quản lý chi phí theo định mức để tính giá thành sản phẩm có các yếu tố chi phí :
    a. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (nội dung, tính chất kinh tế của chi phí )
    *Chi phí nguyên vật liệu (NVL): Bao gồm toàn bộ các khoản hao phí về nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
    *Chi phi nhân công (NC): Bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp, phải trả cho công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp.
    *Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ trong kỳ của doanh nghiệp .
    *Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài, phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp như tiền điện, điện thoại, tiền nước
    *Chi phí sản xuất chung (SXC): bao gồm các khoản chi phí phục vụ chung cho sản xuất như: Lương nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khác bằng tiền.
    *Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi ra cho hoạt động sản xuất trong kỳ mà chưa được chi vào các yếu tố chi phí kể trên.
    Cách phân loại này có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất: cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí doanh nghiệp đã chi ra trong hoạt động sản xuất thi công, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, định mức vốn lưu động trong các thời kỳ, lập thuyết minh báo cáo tài chính phục vụ cho việc lập dự toán chi phí sản xuất kỳ sau.
    b. Phân loại chi phí theo khoản mục (công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh )
    *Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm tất cả những chi phí về nguyên vật liệu bỏ ra để cấu tạo nên thực thể công trình
    *Chi phí NC trực tiếp: Là chi phí tiền lương sản phẩm, lương thời gian các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định của công nhân xây lắp
    *Chi phí sử dụng máy thi công (MTC): Là chi phí sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao MTC, chi phí sửa chữa thường xuyên của MTC, động lực nhiên liệu, tiền lương của công nhân điều khiển máy và chi phí khác phục vụ cho việc sử dụng MTC
    *Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí trực tiếp khác, chi phí cho bộ máy quản lý tổ đội (như lương, phụ cấp, các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ)
    Cách phân loại này có tác dụng làm cơ sở tính toán, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, lập định mức chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau.
     
Đang tải...