Luận Văn Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Minh cường

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP ở Cty TNHH Minh cường
    Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần , nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Cơ chế quản lí có sự đổi mới sâu sắc đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp . Trong cơ chế thị trường , các doanh nghiệp đang đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt , chịu sự điều tiết của nhiều qui luật kinh tế như : qui luật cung cầu , qui luật cạnh tranh , qui lụât giá trị . Do vậy , để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế mới , các doanh nghiệp một mặt phải đổi mới công nghệ sản xuất , mặt khác , cần phải chú trọng công tác quản lí sản xuất, quản lí kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi .
    Trong doanh nghiệp, Chi phí- Doanh thu- Lợi nhuận có mối quan hệ mật thiết với nhau . Để làm ăn có lãi (tức là có lợi nhuận ) ,và lợi nhuận ngày càng tăng , doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm , tìm các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm , tăng doanh số bán . Như vậy , quản lí chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng mà doanh nghiệp phải quan tâm .
    Một trong những công cụ quan trọng giúp cho công tác quản lí mang lại hiệu quả nhất là hoạch toán kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng . Bởi vì , nếu chi phí không được quản lí chặt chẽ sẽ dẫn đến lãng phí làm giá thành sản phẩm tăng , đẩy giá bán bán tăng làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp . Cho nên, việc tổ chức kế toán hợp lí, chính xác, tính đúng, tính đủ, tính hợp lí, chi phí vào giá thành sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lí chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, góp phần vào việc quản lí tài sản , vật tư tiền vốn và đề ra các biện pháp hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, tính đúng, tính đủ, tính hợp lí giá thành sản phẩm còn là tiền đề để xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn phát hiện ra những nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất đã dẫn tối tăng giá thành từ đó có biện pháp ngăn chặn chi phí bất hợp lý, xác định đúng đắn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng và vai trò tích cực của hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tập hộp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Minh Cửụứng đã luôn quan tâm tới công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên để đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý trong điều kiên mới thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cần phải được củng cố và hoàn thiện hơn nữa.
    Xuất phát từ tình hình trên, qua thời gian thực tập tại công ty, được sự hướng dẫn tận tình của thaày giáo: Lửụng Nhử Anh cùng sự giúp đỡ của các cán bộ kế toán và cán bộ các phòng ban liên quan tại công ty, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu chuyên đề “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Minh Cửụứng”.
    Nội dung cụ thể được trình bày ở 3 phần chính sau:
    Chương I: Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
    Chương II: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHHMinh Cửụứng.
    Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHHMinh Cửụứng.



























    CHệễNG I
    CAÙC VAÁN ẹEÀ CHUNG VEÀ CHI PHÍ SAÛN XUAÁT
    VAỉ TÍNH GIAÙ THAỉNH SAÛN PHAÅM
    1.1.ẹaởc ủieồm toồ chửực saỷn xuaỏt cuỷa ngaứnh saỷn xuaỏt coõng nghieọp
    1.2. Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu :
    1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất :
    Chi phí sản xuất ( CPSX) là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong một thời kì nhất định được biểu hiện bằng tiền.
    Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động và tồn tại của doanh nghiệp. Nhưng, để phục vụ cho quản lý và hoạch toán kinh doanh, CPSX phải được tính toán, tập hợp theo từng thời kì (tháng, quý, năm) cho phù hợp với kì báo cáo.
    1.2.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu:
    Trong doanh nghiệp, CPSX bao gồm nhều loại khác nhau, có tính chất kinh tế, mục đích sử dụng, công dụng trong quá trình sản xuất, khác nhau. Để phục vụ cho công tác kế toán tập hợp CPSX cần thiết phải phân loại CPSX theo các tiêu thức thích hợp .
    Phân loại CPSX là việc phân chia toàn bộ CPSX trong kì thành các yếu tố, khoản mục dựa trên những tiêu thức phân loại nhất định .Trên thực tế, có rất nhiều tiêu thức phân loại khác nhau, hình thành nên nhiều cách phân loại khác nhau, mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa và công dụng riêng. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu :
    1.2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế ( Yếu tố chi phí )
    Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế ban đầu của CPSX để sắp xếp các chi phí phát sinh có cùng nội dung, tính chất kinh tế ban đầu vào một yếu tố, không phân biệt công dụng kinh tế của chi phí đã phát sinh.
    Căn cứ vào tiêu thức trên, CPSX được phân chia thành các yếu tố chi phí cơ bản sau:
    - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ các giá trị của các loại nguyên liệu vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng trong sản kinh doanh trong kì báo cáo .
    - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương (tiền công), các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương như : kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trong kì báo cáo.
    - Chi phí khấu hao tài sản cố định ( TSCĐ): Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh kì báo cáo .
    - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí về nhận dịch vụ từ các đơn vị khác phụ vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo, như : Điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác.
    - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa được phản ảnh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kì báo cáo như : tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo,
    Tác dụng của cách phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế, như sau:
    - Trong phạm vi quản lí vi mô: Phục vụ quản lí CPSX, phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX, làm căn cứ để lập báo cáo CPSXtheo yếu tố, lập kế hoạch dự trữ vật tư, kế hoạch tiền mặt, kế hoạch sử dụng lao động kì kế hoạch.
    - Trong phạm vi quản lí vĩ mô: Cung cấp tài liệu để tính toán thu nhập quốc dân do có sự tách biệt giữa chi phí lao động vật hoá và hao phí lao động sống .
    1.2.2.2. Phân loại CPSX theo công duùng kinh tế chi phí (Khoản mục chi phí):
    Căn cứ vào tiêu thức phân loại này, mỗi khoản mục chi phí bao gồm những CPSX phát sinh có cùng công dụng kinh tế, không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí đó.
    Theo cách phân loại này, CPSX trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được chia thành ba khoản mục chi phí sau:
    - Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm.
    - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiêps sản xuất sản phẩm, dịch vụ, như: Lương, các khoản phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ).
    - Khoản mục chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất( phân xưởng, đội, trại sản xuất ) ngoài hai khoản mục trên.
    Theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm CPSX chung cố định và CPSX chung biến đổi:
    - CPSXC cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao theo phương pháp bình quân, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phí hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
    - CPSXC biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên liệu vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
    Theo nội dung kinh tế, khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm các nội dung sau:
    + Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, đội, bộ phận sản xuất.
    + Chi phí vật liệu: Gồm những chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng phân xưởng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng.
    + Chi phí dụng cụ sản xuất: Gồm những chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng như khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động
     
Đang tải...