Luận Văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng côn

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thu's Miuu, 30/5/12.

  1. Thu's Miuu

    Thu's Miuu New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của Chuyên đề 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Chuyên đề 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 2
    5. Nội dung và kết cấu của Chuyên đề 2
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 4
    VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 4
    1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 4
    1.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp 4
    1.1.2. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất 5
    1.1.3. Khái niệm, bản chất giá thành sản phẩm 6
    1.1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8
    1.1.5. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 9
    1.1.6. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 10
    1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 11
    1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất 11
    1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 14
    1.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp 16
    1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 16
    1.3.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp 17
    1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp 17
    1.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xay lắp 18
    1.4.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 18
    1.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang 29
    1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 31
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 33
    TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC THỊNH 33
    2.1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần xây dựng công trình và thương mại Phúc Thịnh 33
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 33
    2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng công trình và thương mại Phúc Thịnh 34
    2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty 35
    2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý công ty 35
    2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng công trình và thương mại Phúc Thịnh 37
    2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty cổ phần xây dựng công trình và thương mại Phúc Thịnh 41
    2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Phúc Thịnh 41
    2.2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần xây dựng công trình và thương mại Phúc Thịnh 42
    2.2.3. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kì ở công ty cổ phần xây dựng công trình và thương mại Phúc Thịnh 66
    2.2.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Phúc Thịnh 67
    CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC THỊNH 72
    3.1. Nhận xét, đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng công trình và thương mại Phúc Thịnh 72
    3.1.1. Ưu điểm 72
    3.1.2. Nhược điểm 74
    3.2. Một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng công trình và thương mại Phúc Thịnh 75
    3.2.1. Về công tác tập hợp, luân chuyển chứng từ kế toán 76
    3.2.1. Về các khoản mục chi phí 76
    KẾT LUẬN 81

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành xây dựng không chỉ đơn thuần là những công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà còn là những công trình có tính thẩm mỹ cao, có ý nghĩa về mặt văn hóa – xã hội.
    Trong bối cảnh nước ta hiện nay đang thực hiện bước chuyển đổi cơ chế thị trường, việc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng trong thực tế đang diễn ra ở khắp mọi nơi, làm thay đổi bộ mặt đất nước từng ngày. Điều đó có ý nghĩa số vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng gia tăng. Vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, khắc phục được tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều giai đoạn (thiết kế, lập dự toán, thi công, nghiệm thu ) và thời gian kéo dài.
    Chính vì thế, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Bởi giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức, quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển và có nhiều cạnh tranh như hiện nay
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, và thông qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng công trình và thương mại Phúc Thịnh em đã chọn đề tài: “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng công trình và thương mại Phúc Thịnh ’’ để làm chuyên đề cuối khóa cho mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của Chuyên đề
    Mục tiêu của đề tài là vận dụng lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành em đã được học ở nhà trường vào nghiên cứu thực tiễn công việc ở Công ty cổ phần xây dựng công trình và thương mại Phúc Thịnh, từ đó phân tích những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế đó và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty .
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Chuyên đề
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng công trình và thương mại Phúc Thịnh.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê
    5. Nội dung và kết cấu của Chuyên đề
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
    Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng công trình và thương mại Phúc Thịnh.
    Chương 3: Nhận xét và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng công trình và thương mại Phúc Thịnh.
    Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS Trương Thị Thủy cùng các thầy cô giáo bộ môn Kế toán Trường Học Viện Tài Chính. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo ban lãnh đạo Công ty, các anh, chị trong phòng Kế toán của công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề cuối khóa này.
    Do điều kiện về thời gian và năng lực còn hạn chế, nên chắc chắn bài viết của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo bộ môn Kế toán doanh nghiệp Trường Học viện tài chính, cũng như sự góp ý của các anh chị trong phòng Kế toán của công ty cổ phần xây dựng công trình và thương mại Phúc Thịnh để Chuyên đề của em hoàn thiện hơn nữa.
    Em xin chân thành cảm ơn!

    Sinh viên thực hiện
    Quách Thị Lý

    CHƯƠNG 1
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
    VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP

    1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
    1.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp
    Hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp xây lắp được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu. Trong hợp đồng, hai bên đã thống nhất với nhau về giá trị thanh toán của công trình cùng với các điều kiện khác, do vậy tính chất hàng hóa của sản phẩm xây dựng cũng không được thể hiện rõ, nghiệp vụ bàn giao công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành đạt điểm dừng kỹ thuật cho bên giao thầu chính là quy trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp.
    Tiêu chuẩn của sản phẩm xây lắp đã được xác định cụ thể trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt, do vậy doanh nghiệp xây lắp phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về kỹ thuật, chất lượng công trình và về thời gian bàn giao công trình.
    Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian xây dựng để hoàn thành sản phẩm có giá trị sử dụng thường dài và được chia làm nhiều giai đoạn bao gồm nhiều công việc khác nhau. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, vậy nên lao động, vật tư, thiết bị phải di chuyển theo địa điểm đặt công trình và theo giai đoạn thi công. Mặt khác, việc xây dựng còn chịu tác động của địa chất công trình và điều kiện tự nhiên tại nơi thi công Cho nên sản phẩm xây lắp có mức giá cho từng loại công trình cho từng vùng lãnh thổ, lấy dự toán làm thước đo và được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư.
    Ngoài ra, hiện nay trong các doanh nghiệp xây lắp, cơ chế khoán đang được áp dụng rộng rãi với các hình thức giao khoán khác nhau như: Khoán gọn công trình ( khoán toàn bộ chi phí ), khoán theo từng khoản mục chi phí, cho nên phải hình thành bên giao khoán, bên nhận khoán và giá khoán.
    1.1.2. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất
    Doanh nghiệp sản xuất nói chung, doanh nghiệp xây lắp nói riêng để tiến hành hoạt động sản xuất đề phải có đủ ba yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống. Tuy nhiên, ngoài các chi phí cần thiết trên, doanh nghiệp còn phải chi ra rất nhiều các khoản chi phí khác, các khoản chi phí này đôi khi rất khó xác định chính xác là hao phí về lao động sống hay hao phí về lao động vật hoá.
    Do vậy, chi phí sản xuất của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định.
    Dưới góc độ của Kế toán quản trị: Chi phí không chỉ đơn thuần như trên đã nói, mà chi phí còn là phương thức nhận diện thông tin ra quyết định: Chi phí có thể là phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động sản xuất hàng ngày; Chí phí cũng có thể là phí tổn ước tính để thực hiện dự án, những phí tổn mất đi khi lựa chọn phương án, bỏ qua cơ hội khác.
    Đối với hoạt động xây lắp, chi phí trong giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tư liệu lao động, đối tượng lao động đã tiêu hao và tiền lương phải trả cho công nhân liên quan đến sản xuất thi công và bàn giao sản phẩm ( hạng mục công trình ) trong một thời kỳ nhất định.
    Như vậy, bản chất của chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp luôn được xác định là những phí tổn về tài nguyên, vật chất, về lao động và phải gắn liền với mục đích kinh doanh. Nó là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá thành nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh.
    1.1.3. Khái niệm, bản chất giá thành sản phẩm
    .
    Luận văn dài 86 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...