Tài liệu Kế toán tài sản cố định

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
    Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về kế toán tài sản cố định trong
    ngân hàng thương mại bao gồm các khái niệm cơ bản, cơ chế quản lý TSCĐ và
    qui trình kế toán, giúp cho sinh viên nắm được những điểm chung và khác biệt
    giữa kế toán TSCĐ trong các ngân hàng và các doanh nghiệp.
    4.1. Các khái niệm về tài sản cố định
    Khái niệm TSCĐ: Là những TS do doanh nghiệp kiểm soát được và dự tính đem
    lại lợi ích kinh tế trong hiện tại và tương lai cho doanh nghiệp.
    Nguyên giá: Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính
    đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng
    Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải KH của TSCĐ trong
    suốt thời gian sử dụng hữu ích của TS đó.
    Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ ghi trên báo cáo tài chính trừ đi
    giá trị thanh lý ước tính của TS đó
    Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng cho
    sản xuất, kinh doanh được tính bằng:
    - Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hoặc
    - Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu
    được từ việc sử dụng TS
    Gía trị thanh lý: Là gía trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của
    TS sau khi trừ đi chi phí thanh lý ước tính
    Gía trị hợp lý: Là giá trị TS có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết
    trong sự trao đổi ngang giá.
    Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TS sau khi trừ đi số KH lũy kế của tài sản đó.
    Giá trị có thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng
    tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng
     Phân loại Tài sản cố định
    Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
    - TSCĐ hữu hình (TSCĐ hữu hình tự có và TSCĐ hữu hình đi thuê vốn)
    - TSCĐ vô hình
    Phân loại TSCĐ theo quyền sử hữu
    - TSCĐ tự có
    - TSCĐ thuê ngoài
    Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng
    - TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh
    - TSCĐ dùng trong phúc lợi công cộng
    - TSCĐ chờ xử lý
     Tài sản cố định hữu hình
    Khái niệm: TSCĐ hữu hình là những TS có hình thái vật chất do doanh nghiệp
    nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn
    ghi nhận TSCĐ hữu hình
    Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình: Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu
    hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận như sau:
    - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
    đó
    - Nguyên giá TS phải được xác định một cách đáng tin cậy
    - Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
    - Có đủ tiêu chuẩn gía trị theo qui định hiện hành
    Phân loại Tài sản cố định hữu hình
    - Nhà cửa, vật kiến trúc
    - Máy móc thiết bị
    - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
    - Thiết bị, dụng cụ quản lý
    - TSCĐ hữu hình khác
    Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình
     TSCĐ do mua sắm = Giá mua - Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá +
    Các chi phí khác (chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc
    xếp ban đầu, chi phí lắp đặt chạy thử - các khoản thu hồi về sản phẩm,
    phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia
     TSCĐ hình thành do xây dựng theo phương thức tự giao thầu = Gía quyết
    toán công trình + Lệ phí trước bạ và các chi phí khác
     Nếu mua TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất
    thì gía trị quyền sử dụng đất phải được xác định
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...