Chuyên Đề Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Vật tư vận tải xi măng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Vật tư vận tải xi măng

    Lời nói đầu Tài sản cố định( TSCĐ) là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu được trong bất kỳ một nền kinh tế quốc dân nào cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. TSCĐ không những phản ánh năng lực sản xuất trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, mà còn phản ánh được bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ xét về mặt tồn tại thì nó là điều kiện cần có để doanh nghiệp được thành lập, xét về mặt phát triển thì nó là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng xuất lao động. Trong giai đoạn hiện nay khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp.
    Để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp không chỉ đơn giản là quan tâm đến vấn đề có và sử dụng TSCĐ mà điều quan trọng là phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo toàn, phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ. Muốn vậy các doanh nghiệp phải xây dựng được chế độ quản lý khoa học toàn diện để có thể sử dụng hợp lý, đầy đủ phát huy hết công suất của TSCĐ, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất trang thiết bị và đổi mới công nghệ. Hạch toán kế toán với chức năng và nhiệm vụ của nó là một công cụ đắc lực của quản lý, cung cấp các thông tin chính xác kịp thời cho quản lý. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và bảo toàn vốn cho doanh nghiệp. Một trong những phần của hạch toán kế toán đó là kế toán TSCĐ. Kế toán TSCĐ giúp cho việc hạch toán TSCĐ được chính xác và theo dõi tình hình TSCĐ một cách chặt chẽ và đầy đủ.
    Công ty vật tư vận tải xi măng ( tên giao dịch COMATCE ) là một doanh nghiệp nhà nước cùng hoạt động kinh doanh tự chủ với hành ngàn doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, TSCĐ của công ty đã và đang từng bước được đổi mới nhằm đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên nhìn chung việc đổi mới công nghệ vẫn còn đang ở mức độ thấp, TSCĐ hầu hết là cũ và lạc hậu so với thời đại, mặc dù vậy nó vẫn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất của công ty. Chính vì vậy việc quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả vốn cố định thông qua việc hạch toán chính xác TSCĐ vừa đúng chế độ chung vừa phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp là vấn đề mà công ty rất quan tâm. Thời gian qua, nhiều ý kiến đóng góp cho vấn đề này đã được đưa ra bàn luận, nhiều giải pháp đã được nghiên cứu vận dụng và tỏ ra có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, không phải đã hết những tồn tại vướng mắc, đòi hỏi phải tiếp tục tìm ra phương hướng hoàn thiện. Từ thực tế đó, trên cơ sở những kiến thức đã tích luỹ đựợc, với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo TS Phan Trọng Phức cùng các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính kế toán thống kê của công ty em đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty vật tư vận tải xi măng" Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 3 phần chính:
    Phần I: Lý luận chung về hạch toán kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp.
    Phần II: Thực trạng hạch toán và quản lý TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng.
    Phần III: Phương hưóng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán và quản lý TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng.Mục lục

    Lời nói đầu 1


    Phần I: Lý luận chung về hạch toán kế toán TSCĐ
    trong các doanh nghiệp 3


    1.1. Những vấn đề chung về TSCĐ 3


    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 4


    1.1.2.Vai trò của TSCĐ và yêu cầu quản lý TSCĐ 4


    1.1.3. Phân loại TSCĐ 6


    1.1.4.Đánh giá TSCĐ 9


    1.2. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ 11


    1.2.1. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán TSCĐ 11


    1.2.2. Hạch toán chi tiết TSCĐ 13


    1.3. Hạch toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ 19


    1.3.1. Tài khoản sử dụng 19


    1.3.2. Trình tự hạch toán 20


    1.4. Hạch toán khấu hao TSCĐ 23


    1.4.1. Tài khoản sử dụng 23


    1.4.2. Trình tự hạch toán 23


    1.5. Hạch toán sửa chữa TSCĐ 26


    1.6. Qui trình thực hiện công việc kế toán trên máy tính 28


    Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán và quản lý TSCĐ
    tại công ty vật tư vận tải xi măng 30


    2.1. Đặc điểm kinh tế kế hoạch ảnh hưởng đến công tác kế toán 30


    2.1.1. Đặc điểm chung 30


    2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 32


    2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 34


    2.2. Đặc điểm về TSCĐ tại công ty vật tư vận tải xi măng 38


    2.2.1. Đặc điểm và vai trò của TSCĐ trong sản xuất của công ty 38


    2.2.2. Phân loại và đánh giá tài sản cố định của công ty 38


    2.3. Hạch toán tăng giảm TSCĐ 40


    2.3.1. Hạch toán tăng TSCĐ 40


    2.3.2. Hạch toán giảm TSCĐ 52


    2.4. Hạch toán khấu hao TSCĐ 60


    2.5. Hạch toán sửa chữa TSCĐ 64


    2.6. Kiểm kê và tính giá TSCĐ 72




    Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán KT và quản lý
    TSCĐ tai CT vật tư vận tải xi măng 74


    3.1. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty
    vật tư vận tải xi măng 74


    3.1.1. Đánh giá về công tác kế toán TSCĐ 74


    3.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ
    tại công ty vật tư vận tải xi măng 74


    3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
    tại công ty vật tư vận tải xi măng 81


    3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ 81


    3.2.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 86


    Kết luận



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...