Luận Văn Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán NVL tại xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội
    PHẦN I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP.


    I. Vai trò và sự cần thiết quản lý và hạch toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp .
    1. Nguyên vật liệu và đặc điểm của nguyên vật liệu .
    Quá trình lao động là quá trình con người sử dụng tư liệu lao động tác động lên đối tượng lao động, làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất hoá lý của đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm với chất lượng ngày càng cao. Như vậy, một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có đủ 3 yếu tố cơ bản đó là:
    - Tư liệu lao động.
    - Đối tượng lao động.
    - Sức lao động.
    Đối tượng lao động là một trong những điều kiện không thể thiếu trong bất cứ quá trình sản xuất nào. Biểu hiện cụ thể của đối tượng lao động ở đây chính là các loại vật liệu. Theo Mác, bất kỳ vật liệu nào cũng là đối tượng lao động song không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là vật liệu mà chỉ khi đối tượng lao động thay đổi do tác động của con người thì khi đó mới trở thành vật liệu. Ví dụ như các loại quặng nằm trong lòng đất thì không phải là vật liệu nhưng than đá, sắt, đồng, thiếc . khai thác được trong các quặng ấy lại là vật liệu cho các ngành công nghiệp chế tạo, cơ khí .
    Vậy vật liệu là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích của con người tác động. Trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, vật liệu là tài sản dự trữ quan trọng nhất của sản xuất, thuộc tài sản lưu động.
    Có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản của vật liệu như sau:
    - Vật liệu là đối tượng lao động biểu hiện dưới dạng vật hoá, là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất tạo thành sản phẩm mới. Kế hoạch sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào việc cung cấp vật liệu có đầy đủ, kịp thời, đúng chất lượng hay không. Nếu vật liệu có chất lượng tốt, đúng qui định sẽ tạo điều kiện cho sản xuất tiến hành thuận lợi, chất lượng sản phẩm tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường.
    - Vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, khi tham gia vào sản xuất thì vật liệu chịu sự tác động của lao động, chúng sẽ bị tiêu hao hoàn toàn hoặc bị thay đổi hình dáng vật chất ban đầu tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.
    - Về mặt giá trị, khi tham gia vào sản xuất, vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Điều này thể hiện ở chỗ chi phí vật liệu là khoản chi phí phân bổ một lần.
    Như vậy, vật liệu có vị trí đặc biệt quan trọng nhưng không thể phủ nhận trong quá trình sản xuất. Xuất phát từ tầm quan trọng của vật liệu đối với qúa trình sản xuất trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc giảm chi phí vật liệu hợp lý có ý nghĩa lớn, giảm nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
    2. Sự cần thiết quản lý và hạch toán nguyên vật liệu .
    Vật liệu là tài sản lưu động, đồng thời là một yếu tố chi phí của doanh nghiệp . Do vậy, việc hạch toán vật liệu một cách chính xác, hợp lý, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm soát chi phí , giá thành sản phẩm và đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu quản lý.
    a. Đối với việc kiểm soát chi phí
    Bảo quản vốn kinh doanh nhất là vốn lưu động cả về mặt hiện vật lẫn giá trị là mối quan tâm của các doanh nghiệp . Vật liệu với tư cách là tài sản lưu động, thường chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh nên nó là đối tượng tất yếu của việc kiểm soát chi phí của doanh nghiệp . Qúa trình vật liệu tham gia vào sản xuất kinh doanh cho tới khi rút khỏi qúa trình sản xuất kinh doanh chuẩn bị cho qúa trình kinh doanh tiếp theo có thể khái quát qua sơ đồ 1.
    Đây là sơ đồ phản ánh trị giá vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh và tiêu hao toàn bộ vào sản phẩm, dịch vụ. Qua đó cho thấy, để kiểm soát sự xuất hiện và tham gia vào qúa trình sản xuất kinh doanh của vật liệu về mặt giá trị thì kế toán phải hạch toán vật liệu một cách chính xác, hiệu quả và hợp lý. Việc đánh giá đúng giá trị thực của vật liệu tồn, nhập, xuất là điều kiện quan trọng để xác định giá trị đích thực của vật liệu tiêu hao cho quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó có cơ sở xác định lợi nhuận đã đạt được.
    Mặt khác, vật liệu thường có nhiều chủng loại khác nhau, mỗi loại có công dụng khác nhau, nếu thiếu một loại nào đó có thể gây ngừng sản xuất, trong khi đó về việc nhập, xuất vật liệu thường xuyên diễn ra. Do đó chỉ có hạch toán vật liệu chính xác, hợp lý mới đảm bảo theo dõi được tình hình biến động của từng loại vật liệu- đó là cơ sở cho việc theo dõi, kiểm soát vật liệu
    Sơ đồ1 : Quá trình luân chuyển nguyên vật liệu .
    a. Đối với giá thành sản phẩm dịch vụ
    Giá thành là chi phí sản xuất tính cho khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành. Căn cứ, cơ sở để tính giá thành của sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành là các chi phí sản xuất trong kỳ. Cùng với chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là căn cứ quan trọng để tính giá thành sản phẩm.
    Để tính toán và tập hợp chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán cần phải xác định được trị giá nguyên vật liệu sản xuất đã đưa vào sử dụng, đồng thời chú ý kiểm tra, xác định số nguyên vật liệu đã lĩnh nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết và giá thành của phế liệu thu hồi (nếu có) để loại chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp trong kỳ.





    Trong qúa trình sử dụng, vật liệu các loại với tư cách là những đối tượng lao động sẽ được tiêu hao hoàn toàn để cấu tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm, hoặc tăng thêm chất lượng, màu sắc, giá trị sử dụng, giá trị thương mại của sản phẩm hay phục vụ gián tiếp cho qúa trình sáng tạo khối lượng sản phẩm mới. Bởi vậy, giá trị của vật liệu đã tiêu dùng được chu chuyển một lần vào giá phí của sản phẩm mới. Để cho sản phẩm được liên tục với mục tiêu sản lượng hàng hoá, dịch vụ được hoàn thành thì doanh nghiệp phải đảm bảo tốt vấn đề cung ứng đối tượng lao động cho nó mà một vật liệu là đối tượng cơ bản vì qúa trình sản xuất kinh doanh là qúa trình tiêu hao vật liệu và các đối tượng lao động khác để tạo ra một khối lượng vật chất hữu ích khác cho tiêu dùng xã hội.
    Để tổ chức tốt các yêu cầu trên thì hạch toán vật liệu phải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác, hợp lý để làm căn cứ, cơ sở hạch toán tính giá thành sản phẩm dịch vụ.
    b. Đối với việc đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu quản lý.
    Quản lý nguyên, vật liệu trong doanh nghiệp là một yêu cầu quan trọng vì doanh nghiệp cần phải có các thông tin sau để đảm bảo được hiệu quả của quá trình- kinh doanh.
    + Mức tồn kho thực tế về nguyên, vật liệu, chênh lệch của mỗi loại vật liệu tồn kho so với định mức dự trữ an toàn của kinh doanh, định mức tối thiểu, tối đa.
    + Mức nguyên, vật liệu nhập vào trong kỳ cho mục đích sản xuất kinh doanh.
    +Tình hình tiêu dùng vật liệu các loại cho sản xuất và sử dụng có hiệu quả số vật liệu đó.
    Chính vì vậy, kế toán viên giữ vai trò hết sức quan trọng trong công tác hạch toán và quản lý vật liệu. Vậy vai trò đó thể hiện như thế nào?
    Hàng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành tập hợp các chứng từ, kiểm tra đối chiếu, sắp xếp chúng theo thứ tự và ghi sổ kế toán từ chi tiết đến tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hình, nhập- xuất- tồn kho vật liệu.
    Định kỳ, kế toán cùng các bộ phận phòng ban chức năng cùng phối hợp thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình thanh toán với người bán (nhà cung cấp), tình hình bảo quản, sử dụng vật liệu trong các quá trình sản xuất kinh doanh nhằm phát hiện ra những bất hợp lý trong khâu lập kế hoạch, quản lý cũng như sử dụng. Từ đó điều chỉnh kế hoạch thu mua hợp lý hơn, đề ra các phương hướng, giải pháp hoàn thiện hơn cho việc quản lý, sử dụng vật liệu một cách tiết kiệm, hiệu quả nhằm giảm chi phí , hạ giá thành và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp .
    3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu .
    Trong cơ chế thị trường, sản phẩm ngày càng đa dạng về chủng loại đòi hỏi khối lượng nguyên vật liệu ngày càng tăng, trong khi đó nguyên vật liệu sản xuất trong nước chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhiều nguyên vật liệu còn phải nhập ngoại. Vì vậy, cần phải quản lý tốt nguyên vật liệu , tìm biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm được sản xuất ra.
    Quản lý tốt nguyên vật liệu sẽ hạn chế được những mất mát, hư hỏng, giảm bớt những rủi ro thiệt hại xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , góp phần giảm bớt chi phí , hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý tốt nguyên vật liệu còn
    Các Tags thường tìm kiếm:
     
Đang tải...