Luận Văn Kế toán nguyên, vật liệu tại Viễn thông Hòa Bình

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Kế toán nguyên, vật liệu tại Viễn thông Hòa Bình


    Mục lục
    Trang
    Lời mở đầu .01
    Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên, vật liệutrong các doanh nghiệp
    viễn thông .02
    1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh viễn thông có ảnh hưởng tới kế toán nguyên, vật
    liệu 02
    1.1.1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh 02
    1.1.2 Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ .03
    1.2 Khái niêm, đặc điểm, phân loại và tính giá nguyên, vật liệu trong các doanh
    nghiệp viễn thông 04
    1.2.1 Khái niệm và đặc điểm nguyên, vật liệu trong các doanh nghiệp viễn thông 04
    1.2.1.1 Khái niệm nguyên, vật liệu trong các doanh nghiệp viễn thông .04
    1.2.1.2 Đặc điểm nguyên, vật liệu trong các doanh nghiệp viễn thông . 05
    1.2.1.3 Vai trò của nguyên, vật liệu trong việc cung cấp các dịch vụ củacác doanh
    nghiệp viễn thông .06
    1.2.2 Phân loại nguyên, vật liệu trong các doanh nghiệp viễn thông . 06
    1.2.3 Tính giá nguyên, vật liệu trong các doanh nghiệp viễn thông 07
    1.2.3.1 Tính giá nguyên, vật liệu nhập kho trong các doanh nghiệp viễn thông 07
    1.2.3.2 Tính giá nguyên, vật liệu xuất kho trong các doanh nghiệp viễn thông . 07
    1.3 Kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu trong các doanh nghiệp viễn thông . 11
    1.3.1 Tài khoản sử dụng .11
    1.3.2 Kế toán các nghiệp vụ tăng nguyên, vật liệu trong các doanh nghiệp viễn thông.12
    1.3.3 Kế toán các nghiệp vụ giảm nguyên, vật liệu trong các doanh nghiệp viễn
    thông 17
    1.4 Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu trong các doanh nghiệp viễn thông . 18
    1.4.1 Phương pháp mở thẻ song song . 18
    1.4.2 Phương pháp sổ số dư 19
    1.4.3 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển . . 20
    66
    Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên, vật liệu tại Viễn thông Hòa Bình 22
    2.1 Tổng quan về Viễn thông Hòa Bình 22
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển . 22
    2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh . 24
    2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Viễn thông Hòa Bình . . 28
    2.1.4 Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán . 29
    2.2 Thực trạng kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tạiViễn thông Hòa Bình 32
    2.2.1 Tại kho . 32
    2.2.2 Phòng kế toán . 35
    2.3 Thực trạng kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu tạiViễn thông Hòa Bình . 40
    2.3.1 Phân loại, tính giá và tài khoản sử dụng . . 40
    2.3.2 Kế toán các nghiệp vụ phát sinh tăng nguyên, vật liệu . 44
    2.3.3 Kế toán các nghiệp vụ phát sinh giảm nguyên, vật liệu . 50
    Chương 3 Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Viễn thông Hòa Bình . 58
    3.1 Đánh giá khái quát thực trạng kế toán nguyên, vật liệu tại Viễn thông Hòa Bình
    3.1.1 Về đặc điểm tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, sổ sách, báo cáo . 58
    3.1.2 Về các ưu điểm, nhược điểm của kế toán nguyên, vật liệu tại Viễn thông Hòa
    Bình 59
    3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Viễn thông Hòa
    Bình .61
    3.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý nguyên, vật liệu tại Viễn thông Hòa Bình 61
    3.2.3 Hoàn thiện bộ máy kế toán tại Viễn thông Hòa Bình . .63
    Tài liệu tham khảo 64
    Mục lục 66




    Lời mở đầu
    Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một tấtyếu không thể thiếu. Cạnh
    tranh vừa là động lực vừa là áp lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến
    công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động để hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ. Từ
    đó, giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình đứng vững và phát triển mạnh mẽ
    trên thị trường. Dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin là một lĩnh vực còn mới trong
    nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, nó cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ các doanh
    nghiệp trong nước cũng như ngoài nước. Từ đó, tính cạnh tranh trong lĩnh vực này
    cũng không ngừng trở lên gay gắt, khốc liệt hơn.
    Để có thể giữ vững và phát triển thị phần của mình,Viễn thông Hòa Bình cũng
    như các doanh nghiệp khác đều phải tập trung vào công tác hạ giá thành dịch vụ, nâng
    cao chất lượng dịch vụ .Trong cơ cấu giá thành dịchvụ, chi phí nguyên, vật liệu chiếm
    một tỉ trọng không nhỏ. Từ đó, để đạt mục tiêu hạ giá thành dịch vụ, Viễn thông Hòa
    Bình cần tổ chức kế toán nguyên, vật liệu một cách khoa học, hợp lý trong mối tương
    quan với các phần hành khác để giúp nhà quản lý kiểm soát chi phí nguyên, vật liệu
    một cách chặt chẽ, đưa ra các định mức sử dụng nguyên,vật liệu và đề ra các giải pháp
    để giảm thiểu, tránh sự lVng phí trong việc sử dụngnguyên, vật liệu.
    Nhận thấy tính cấp thiết của nhiệm vụ này, em chọn đề tài “ Kế toán nguyên,
    vật liệu tại Viễn thông Hòa Bình” nhằm nêu ra một số ý kiến để hoàn thiện kế toán
    nguyên, vật liệu tại đơn vị. Trong quá trình làm đềtài, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm
    thực tế nên em không tránh khỏi việc mắc sai sót, em mong được Thầy GS.TS
    Nguyễn Văn Cônghướng dẫn nhiệt tình và chỉ ra sai sót, giúp đề tài của em được
    hoàn thiện hơn.
    Đề tài này gồm 3 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên,vật liệu trong các doanh nghiệp viễn thông
    Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên,vật liệu tại Viễn thôngHòa Bình
    Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Viễn thông Hòa Bình




    Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên,
    vật liệu trong các doanh nghiệp viễn thông
    1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh viễn thông có ảnhhưởng đến kế toán
    nguyên, vật liệu
    1.1.1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh
    Do không phải là ngành sản xuất sản phẩm thông thường, các doanh nghiệp viễn thông
    chuyên cung cấp các dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin nên nó có những đặc
    trưng riêng về tổ chức kinh doanh như sau:
    - Quy trình kinh doanh viễn thông đồng thời là quy trình cung cấp sản phẩm, lao vụ
    cho khách hàng vì vậy không có sản phẩm dở dang, không có sản phẩm nhập kho.
    Trong hoạt động thông tin viễn thông, quá trình sảnxuất kinh doanh gắn liền với quá
    trình tiêu thụ trong nhiều trường hợp quá trình tiêu thụ trùng với quá trình sản xuất.
    Hay nói cách khác hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tiêu dùng
    ngay trong quá trình sản xuất.
    Chu kỳ tái sản xuất sản phẩm nói chung là sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu
    dùng. Như vậy, tiêu dùng sản phẩm thông thường nằm sau quá trình sản xuất. Đối với
    các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sau khi sản xuấtra được đưa vào kho, sau đó
    thông qua mạng lưới kênh phân phối thực hiện chức năng phân phối, trao đổi và sau đó
    người tiêu dùng mới có thể tiêu dùng được. Còn trong viễn thông do đặc tính hoạt động
    sản xuất và tiêu dùng thì quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với quá trình sản xuất
    hoặc quá trình tiêu thụ hoặc quá trình tiêu thụ trùng với quá trình sản xuất. Như trong
    đàm thoại bắt đăng ký đàm thoại là bắt đầu quá trình sản xuất, sau khi đàm thoai xong
    tức là sau khi tiêu dùng hiệu quả có ích của quá trình sản xuất thì quá trình sản xuất
    cũng kết thúc. Do quá trình tiêu thụ sản phẩm khôngtách rời quá trình quá trình sản
    xuất nên yêu cầu đối với chất lượng viễn thông phảithật cao, nếu không ảnh hưởng
    trực tiếp ngay đến người tiêu dùng. Đối với bất kỳ ngành sản xuất nào, chất lượng sản
    phẩm cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu, nhưng đối với viễn thông phải cần đặc biệt
    lưu ý. Ngoài ra, các sản phẩm của viễn thông không đảm bảo chất lượng không thể
    thay thế bằng các sản phẩm có chất lượng tốt hơn (mà khách hàng chỉ có thể chuyển
    sang nhà cung cấp khác mà thôi). Trong nhiều trườnghợp sản phẩm của viễn thông
    kém chất lượng có thể gây ra những hậu quả không thể bù đắp được cả về vật chất và
    tinh thần.
    Trong viễn thông quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm. Người
    sử dụng sản phẩm dịch vụ của viễn thông tiếp xúc trực tiếp với nhiều khâu sản xuất của
    doanh nghiệp viễn thông. Chất lượng hoạt động viễn thông ảnh hưởng trực tiếp đến
    khách hàng và ngược lại trình độ sử dụng các dịch vụ viễn thông của khách hàng cũng
    ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng viễn thông.
    Do đặc điểm quá trình tiêu thụ sản phẩm viễn thông không tách rời quá trình sản
    xuất nên để sử dụng các dịch vụ của ngành thường khách hàng sử dụng phải có mặt ở
    những vị trí, địa điểm của viễn thông, hoặc có thiết bị. Để thu hút nhu cầu, gợi mở nhu
    cầu, thỏa mVn ngày càng đầy đủ các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về đưa
    tin tức, các doanh nghiệp viễn thông cần phải phát triển mạng lưới rộng khắp đưa gần
    mạng lưới thông tin viễn thông đến gần mọi đối tượng sử dụng.
    Cũng do quá trình tiêu dùng không tách rời quá trình sản xuất nên viễn thông
    thường thu cước phí trước khi phục vụ khách hàng sửdụng. Đối với các cơ quan doanh
    nghiệp, cá nhân có ký hợp đồng với viễn thông, có thể sử dụng dịch vụ viễn thông
    trước và thanh toán sau vào một thời điểm quy định trong tháng.
    - Kinh doanh viễn thông mang tính hạch toán toàn ngành. Để hoàn thành một
    nghiệp vụ kinh doanh thì cần phải có sự tham gia của nhiều đơn vị, bộ phận trong
    ngành, còn doanh thu về nghiệp vụ đó thì chỉ được thực hiện ở một đơn vị nào đó của
    ngành. Như vậy, kết quả kinh doanh viễn thông chỉ có thể được xác định đúng đắn trên
    phạm vi toàn ngành.
    - Chu kỳ sản xuất dịch vụ của viễn thông là liên tục,hàng phút, hàng giờ, hàng
    ngày, hàng tháng . Khi khách hàng có nhu cầu tiêu dùng dịch vụ của viễn thông thì
    sản phẩm viễn thông cùng lúc được sản xuất.
    1.1.2 Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ
    Sản phẩm của các doanh nghiệp viễn thông không phảilà sản phẩm tồn tại dưới hình
    thái vật chất, mà sản phẩm của viễn thông là các dịch vụ viễn thông - công nghệ thông
    tin, là những sản phẩm phi vật chất. Chúng có nhữngđặc điểm như sau:
    - Dịch vụ viễn thông không phải là vật chất cụ thể,không tồn tại ngoài quá trình
    sản xuất, nên không đưa vào kho, không thể thay thếđược. Do vậy, quá trình sản xuất
    cung cấp dịch vụ viễn thông gắn liền với quá trình sử dụng dịch vụ.




    Tài liệu tham khảo
    1. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp (phần I), GS.TS Nguyễn Văn Công, nhà
    xuất bản Thống kê.
    2. Quy định cụ thể áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, tập 1 Hệ thống tài khoản, Nhà
    xuất bản Bưu điện.
    3. Quy định cụ thể áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, tập 3 Hệ thống báo cáo tài
    chính, Nhà xuất bản Bưu điện.
    4. Quy định cụ thể áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, tập 4 Chế độ chứng từ, sổ sách
    kế toán, Nhà xuất bản Bưu điện.
    5 Tờ báo “ Tuần tin VNPT”, Trung tâm Thông tin & Quan hệ công chúng.
    6. Các tài liệu, sổ sách, chứng từ của Viễn thông Hoà Bình.
    7. Tài liệu lưu hành nội bộ của Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...