Luận Văn Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP liên hợp thực phẩm (TCKT)

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP liên hợp thực phẩm (TCKT)
    LỜI NÓI ĐẦU

    Một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh. Các doanh nghiệp luôn đặt ra câu hỏi : Làm thế nào để đứng vững trên thương trường ? Làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hạ ? (tức là chi phí để sản xuất ra sản phẩm phải được tiết kiệm tối đa trên cơ sở pháp lý và kế hoạch). Đối với mọi sản phẩm, chi phí vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm.
    Để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Để tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp làm sao giảm được chi phí vật liệu một cách hợp lý. Do vậy, doanh nghiệp luôn cần giám sát từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất kinh doanh ; doanh nghiệp phải thiết lập được mạng lưới thu mua vật liệu và phải tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm bảo toàn và tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, thực hiện nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước và chăm lo đời sống người lao động.
    Muốn vậy, các doanh nghiệp phải thực hiện tổng hoà nhiều biện pháp quản lý đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và quan trọng nhất là hạch toán kế toán . Với các doanh nghiệp , kế toán là công cụ quan trọng nhất để điều hành quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính doanh nghiệp . Nếu như hạch toán nói chung là công cụ quản lý nền kinh tế thì hạch toán nguyên liệu, vật liệu là công cụ đắc lực cho công tác quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ. Việc quản lý nguyên vật liệu là rất cần thiết, đòi hỏi kế toán vật liệu phải đưa ra những thông tin chính xác, kịp thời và toàn diện. Việc tổ chức kế toán vật liệu một cách khoa học và hợp lý có ý nghĩa rất lớn với việc quản lý vật liệu làm cho tình hình cung cấp, sử dụng vật liệu được hợp lý hơn, dẫn tới việc có thể giảm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
    Với nhận thức trên, cùng với những trang bị từ nhà trường trong 2 năm học và với sự chỉ bảo nhiệt tình của các cán bộ kế toán tại Công ty Cổ phần Liên hợp Thực Phẩm, em đã quyết định đi sâu nghiên cứu chuyên đề:
    KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU - VẬT LIỆU
    Ngoài Lời nói đầu và Kết luận chung, nội dung của chuyên đề gồm các phần sau :
    CHƯƠNG I : Các vấn đề chung về kế toán Nguyên liệu, vật liệu
    CHƯƠNG II : Thực tế công tác kế toán Nguyên liệu, vật liệu tại Công ty
    CHƯƠNG III : Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán Nguyên vật liệu


    Do sự hiểu biết kiến thức và thời gian có hạn nên chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô cũng như của các cán bộ kế toán Công ty Cổ phần Liên hợp Thực Phẩm để em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.
    Em xin chân thành cảm ơn !







    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN
    NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU

    1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Nguyên liệu, Vật liệu :
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên liệu, vật liệu :
    ã Khái niệm :
    Nguyên vật liệu (NVL) là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá. Là một trong ba yếu tố cơ bản để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ ; là cơ sở vật chất cấu tạo nên cơ sở vật chất của sản phẩm.
    ã Đặc điểm :
    - Nguyên liệu, vật liệu chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất, chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ.
    - Khi tham gia vào quá trình sản xuất, nguyên liệu, vật liệu thay đổi hoàn toàn hình thái ban đầu. Giá trị của nó được chuyển dần toàn bộ 1 lần vào chi phí sản xuất kinh doanh.
    1.1.2. Yêu cầu quản lý nguyên liệu, vật liệu :
    - Ở khâu mua hàng : đòi hỏi phải quản lý việc thực hiện kế hoạch mua hàng về số lượng, qui cách, phẩm chất, chủng loại, giá mua và chi phí cũng như đảm bảo đúng tiến độ thời gian đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
    - Ở khâu bảo quản : phải tổ chức tốt kho hàng, bến bãi, trang bị đầy đủ phương tiện đo lường cần thiết, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo quản đối với từng loại NVL tránh mất mát, hư hỏng, đảm bảo an toàn tài sản.
    - Ở khâu sử dụng : đòi hỏi phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm, chấp hành tốt các định mức, dự toán chi phí nhằm tiết kiệm chi phí NVL và CCDC góp phần quan trọng để hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp .
    1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu :
    Để phát huy vai trò, chức năng kế toán trong công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp , kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau :
    - Phải tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời về số lượng, phẩm chất, qui cách và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ NVL nhập, xuất, tồn kho.
    - Vận dụng đúng các phương pháp hạch toán, phương pháp tính giá nguyên vật liệu nhập- xuất- tồn kho.
    - Mở các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết theo từng thứ nguyên vật liệu theo đúng chế độ và phương pháp qui định.
    - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch mua hàng, tình hình dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu theo đúng dự toán và tiêu chuẩn định mức chi phí .
    - Tham gia kiểm kê, đánh giá nguyên vật liệu theo dự toán tiêu chuẩn và theo chế độ của Nhà nước.
    - Cung cấp tình hình nhập- xuất- tồn kho nguyên vật liệu phục vụ cho công tác quản lý, định kỳ tiến hành phân tích tình hình mua hàng, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu .
    1.2. Phân loại và đánh giá Nguyên liệu, Vật liệu :
    1.2.1. Phân loại nguyên liệu, vật liệu :
    Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Vì vậy, căn cứ vào vai trò và tác dụng của Nguyên liệu, vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh thì vật liệu được chia thành các loại sau :
    - Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài) : là các loại nguyên vật liệu mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm.
    - Vật liệu (VL) phụ : là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để làm thay đổi hình dáng, màu sắc, mùi vị hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ cho lao động của công nhân viên chức.
     
Đang tải...