Luận Văn kế toán nguyên vật liệu của Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    kế toán nguyên vật liệu của Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội
    Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, cơ hội luôn đồng nghĩa với sự thử thách và khó khăn, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường phải chấp nhận cạnh tranh và tìm cho mình một phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải tiến hành một cách đồng bộ các yếu tố cũng như các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Hạch toán kinh tế là một công cụ không thể thiếu được nhằm quản lý sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn một cách chủ động có hiệu quả.
    Trong các doanh nghiệp sản xuất, kế toán nguyên vật liệu là một khâu quan trọng vì chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong giá thành. Việc sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý sát sao sẽ góp phần tiết kiệm nguyên vật liệu , giảm chi phí giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm doanh nghiệp . Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ (NVL-CCDC) cung cấp những thông tin cần thiết về việc sử dụng NVL-CCDC giúp nhà quản lý đề ra những biện pháp quản lý chi phí NVL-CCDC kịp thời và phù hợp với hướng phát triển của doanh nghiệp .
    Sau đây tôi xin trình bày kết quả thực tế trong thời gian thực tập và một số ý kiến đề xuất về công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội.

    PHẦN I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN
    NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP
    SẢN XUẤT KINH DOANH

    I. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất
    1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ trong quá trình sản xuất
    Các Mác gọi tất cả các vật liệu trong thiên nhiên ở xung quanh ta mà lao động có ích của con người có thể tác ddộng vào đối tượng lao động. NVL-CCDC là đối tượng lao động nhưng không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu . Chỉ có trong điều kiện đối tượng lao động có thể phục vụ cho quá trình sản xuất hay tái tạo ra đối tượng sản phẩm và đối tượng đó do lao động tạo ra mới trở thành nguyên vật liệu .
    Đặc điểm nổi bật của nguyên vật liệu là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, về mặt hiện vật, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Về mặt giá trị, nguyên vật liệu được dịch chuyển toàn bộ giá trị ban đầu một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
    Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm toàn bộ tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và toàn bộ dự trữ quan trọng của doanh nghiệp . Do vậy, việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như việc thu mua, vận chuyển bảo quản nguyên vật liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng việc hạ thấp giá thành sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh.
    2. Yêu cầu quản lý NVL-CCDC trong doanh nghiệp
    Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ, thường xuyên biến động nên các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất và nhu cầu khác trong doanh nghiệp . Đồng thời mỗi loại nguyên vật liệu có tính chất lý hoá khác nhau, công dụng khác nhau, mức độ tỷ lệ khấu hao và sản phẩm khác nhau. Do đó khi mua phải làm thông qua kế toán NVL-CCDC giúp kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện kế toán sử dụng NVL-CCDC giúp biết được sử dụng NVL-CCDC nào tiết kiệm, hiệu quả, bộ phận nào có hiệu quả hơn.
    Bên cạnh kế toán NVL-CCDC còn ảnh hưởng đến chất lượng kế toán giá thành.Vai trò của kế toán NVL-CCDC còn được thể hiện qua các nhiệm vụ sau:
    - Ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của NVL-CCDC cả về giá trị và hiện vật. Tính toán đúng đắn giá trị vốn (hoặc giá thành) thực tế của vật tư xuất nhập kho, nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp .
    - Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua vật tư, kế hoạch sử dụng vật tư cho sản xuất.
    - Tổ chức kế toán phù hợp với kế toán hàng tồn kho, cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.
    3. Nhiệm vụ của kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
    Để thực hiện chức năng giám đốc là công cụ quản lý kinh tế xuất phát từ vị trí và yêu cầu quản lý vật liệu, từ vị trí của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp . Nhà nước đã xác định nhiệm vụ của kế toán vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất như sau:
    - Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập- xuất- tồn kho vật liệu, tính giá thực tế của vật liệu đã thu mua. Kiểm tra tình hình thực tế kế hoạch thu mua vật liệu về các mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả thời hạn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh.
    - Áp dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, có phương hướng kiểm tra các đơn vị phụ thuộc, các bộ phận. Thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về vật liệu đúng chế độ, đúng phương pháp quy định nhằm đảm bảo sự thống nhất hoá trong công tác kế hoạch, tạo điều kiện cho công tác lãnh đạo trong phạm vi ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
    - Tham gia kiểm kê đánh giá vật liệu theo chế độ Nhà nước quy định, lập các báo cáo về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý tình hình phân tích kinh tế, đánh giá tình hình thu mua, dự trữ bảo quản và sử dụng vật liệu nhằm phục vụ công tác quản lý vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm và sử dụng hợp lý vật liệu.
    II. Nội dung công tác kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất
    1. Phân loại: Là việc sắp xếp những NVL-CCDC có cùng một tiêu thức nào đó vào cùng một loại.
    * Căn cứ vào nội dung kinh tế,vai trò của NVL-CCDC trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp .
    - Nguyên vật liệu
    + Nguyên vật liệu chính: là những đối tượng cấu thành nên thực thể sản phẩm như giấy trong các công ty in, vải trong các doanh nghiệp may. Ngoài ra, nguyên vật liệu chính còn bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất như sợi mua ngoài của các doanh nghiệp dệt .
    + Nguyên vật liệu phụ: Là các noại vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ cho quá trình sản xuất như làm tăng chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh sản phẩm phục vụ cho công việc quản lý sản xuất. Ví dụ như hương liệu trong các doanh nghiệp chế biến sản phẩm.
    + Nhiên liệu: là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh như xăng, dầu, than, củi, gas .phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc các phương tiện vận tải, máy móc thiệt bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
    + Phụ tùng thay thế: là những chi tiết máy móc, phụ tùng mà doanh nghiệp đã mua sắm, dự trữ phục vụ cho quá trình sửa chữa, thay thế các phụ tùng máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải .
    + Thiết bị xây dựng cơ bản: là loại thiết bị, phương tiện được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản gồm thiết bị cần lắp, công cụ, khí cụ, vật kết cấu . trong doanh nghiệp .
     
Đang tải...