Báo Cáo Kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Thăng Long

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Năm 2006 đánh dấu sự kiện nổi bật của nền kinh tế nước ta, đặc biệt là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này mang lại rất nhiều cơ hội để chúng ta có thể hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng. Vì ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất tạo cơ sở và tiền đề phát triển cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, ngành cơ bản này thu hút vốn đầu tư của các nước. Với nguồn đầu tư như vậy cùng với các đặc điểm sản xuất của ngành là thi công kéo dài và thường trên quy mô lớn . Vấn đề đặt ra ở đây là quản lý vốn tốt, khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí vật liệu – công cụ dụng cụ trong sản xuất thi công, giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải chú trọng công tác hạch toán kinh tế.
    Hạch toán kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với quan hệ hàng hóa – tiền tệ, là một phương pháp quản lý kinh tế. Đặc biệt trong điều kiện nước ta đang phát triển theo cơ chế thị trường, thì hoạt động kinh doanh phải có lãi, lấy doanh thu để bù đắp chi phí. Xong trên thực tế, tỉ lệ thất thoát vốn đầu tư xây dựng tương đối cao do chưa quản lý tốt nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ. Vì thế, các doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề hạ thấp chi phí sản xuất, tránh gây thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ. Tất nhiên, doanh nghiệp phải thông qua công tác kế toán – một công cụ có hiệu quả nhất trong quản lý kinh tế. Trong đó, kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ luôn được xác định là khâu quan trọng có quyền quyết định công tác kế toán trong doanh nghiệp xây dựng.
    Nếu tổ chức các vấn đề khác mà thiếu đi việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ một cách khoa học , hợp lý thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khó có thể đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy, việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp xây dựng.
    Với những kiến thức đã học tại trường và qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thăng Long, em đã có những kiến thức thực tế về công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Vì vậy,em đã chọn đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Thăng Long” cho bài báo cáo tốt nghiệp của mình. Chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG NGÀNH XÂY DỰNG 5
    1.1. Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản 5
    1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây dựng có ảnh hưởng đến công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 6
    1.3. Lý luận chung về hạch toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp xây dựng . 7
    1.3.1 Sự cần thiết và yêu cầu của quản lý nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 7
    1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 9
    1.3.3. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 10
    1.3.4. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ . 11
    1.3.4.1. Phân loại nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ . 11
    1.3.5. Đánh giá nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 13
    1.4. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ . 18
    1.4.1. Chứng từ sử dụng 19
    1.4.2. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 20
    2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển : . 22
    3. Phương pháp sổ số dư ( mức dư ) : . 23
    1.5. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 24
    1.5.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên : 24
    1.5.2 Kế toán tổng hợp NLVL theo phương pháp " kiểm kê định kỳ" : 29
    1.6. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 33
    1.6.1. Sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ . 33
    1.6.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ . 34
    1.6.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký – sổ cái . 34
    1.6.4. Tổ chức kế toán theo hình thức sổ nhật ký chung . 35
    1.6.5 Tổ chức kế toán theo hình thức kế toán máy . 36
    CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THĂNG LONG 37
    2.1. Quá trình hoàn thành và phát triển của Công ty TNHH Thăng Long 37
    2.1.1. Quá trình hình thành của Công ty TNHH Thăng Long . 37
    2.1.2. Quá trình phát triển của Công ty TNHH Thăng Long 37
    2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh trong Công ty TNHH Thăng Long 38
    2.1.4. Sơ đồ bộ máy của Công ty TNHH Thăng Long 38
    2.1.4. Bộ máy kế toán . 40
    2.1.5. Đặc điểm quy trình công nghệ . 41
    2.2. Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Thăng Long 42
    2.2.1. Nội dung công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Thăng Long 42
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NVL – CCDC TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THĂNG LONG 82
    3.1. Nhận xét chung về công tác hạch toán kế toán của Công ty TNHH Thăng Long 82
    3.2. Ưu điểm của công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Thăng Long 83
    3.3. Nhược điểm của công tác hạch toán nguyên vạt liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Thăng Long . 85
    3.4. Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Thăng Long . 87
    KẾT LUẬN 88
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...