Luận Văn Kế toán nguyên vật liệu, CCDC tại Công ty TNHH Thương Mại và in Việt Tiến

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán nguyên vật liệu, CCDC tại Công ty TNHH Thương Mại và in Việt Tiến
    ​Lời nói đầu

    Trong xu thế đổi mới chung của cả nước, nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp ra đời và lớn mạnh không ngừng. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp cần phải xác định được các yếu tố đầu vào hợp lý sao cho kết quả đầu ra là cao nhất, với giá cả và lượng sản phẩm có sức thu hút đối với người tiêu dùng.
    Là một đơn vị kinh tế, sản phẩm của Cônng ty TNHH Thương Mại và in Việt Tiến đã có mặt trên thị trường từ nhiều năm nay. Công ty luôn giữ được uy tín với khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm cũng như số lượng sản phẩm được giao đúng hẹn, đúng hợp đồng được ký kết, mặc dù đã có những thời kỳ gặp khókhăn nhưng hiện nay Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực in.
    Để phát huy được kết quả đạt được, Công ty đã không ngừng mở rộng qui mô sản xuất, hiện đại hoá dây chuyền công nghệ sản xuất, tuyển thêm những công nhân lành nghề.
    Với một vị trí sản xuất, yếu tố cơ bản để đảm bảo quy trình sản xuất tiến hành bình thường, liên tục đó là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ – cơ sở tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm.
    Trong các doanh nghiệp kinh tế công nghiệp chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm nó có tác động rất lớn đến hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Bởi vậy, sau khi đã có một dây chuyền sản xuất hiện đại, một lực lượng lao động tốt, thì vấn đề mà các doanh nghiệp công nghiệp nói chung và công nghiệp in Việt Tiến nói riêng luôn phải quan tâm đến đó là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
    Các doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ vật tư từ khâu thu mua đến khâu bảo quản, dự trữ và sử dụng, vừa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sản xuất, tiết kiệm để hạ giá thành sản phẩm, vừa để chống mọi hiện tượng xâm phạm tài sản của đơn vị hoặc cá nhân. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ quản lý mà kế toán làm một công cụ giữ vai trò trọng yếu nhất.
    Xuất phát từ lý do trên, là một học sinh trường Trung học Kinh Tế Hà Nội, được thực tập tại bộ phận kếtoán của Công ty TNHH Thương Mại và in Việt Tiến em xin lựa chọn nghiên cứu chuyên đề: “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” tại Công ty TNHH Thương Mại và in Việt Tiến. Nhằm đi sâu tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ, tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong các công tác quản lý và hạch toán vật liệu của Công ty, từ đó rút ra những kinh nghiệm học tập và đề xuất một số ý kiến với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty TNHH Thương Mại và in Việt Tiến.
    Nội dung báo cáo gồm 3 chương:
    CHƯƠNG I: Các vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
    CHƯƠNG II: Thực tế công tác kế toán tại Công ty
    CHƯƠNG III: Nhận xét và kiến nghị về công tác nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty.











    Chương I: Các vấn đề chung về
    kế toán nguyuên vật liệu, công cụ dụnG
    1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ trong sản xuất kinh doanh.
    1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
    Trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu là đối tượng lao động , một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là cơ sở vật chất cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vật liệu tham gia vào một chu kỳ sản xuất để chế tạo ra sản phẩm và khi tham gia vào sản xuất vật liệu thay đổi hoàn toàn hình thái ban đầu, giá trị được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất.
    Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng qui định đối với tài sản cố định, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất khác nhau mà vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị bị hao mòn dần được dịch chuyển từng lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên, công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn và được mua sắm bằng vốn lưu động.
    1.1.2 Vai trò của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong sản xuất kinh doanh.
    Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên liệu vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên sản phẩm nên chi phí về các loại vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và qúa trình sản phẩm. Vì vậy mà nguyên liệu, vật liệu có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
    Công cụ dụng cụ có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, có tác dụng hỗ trợ, trợ giúp, đảm bảo an toàn và tham gia gián tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

    1.2.Phân loại và đánh giá nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
    1.2.1.Phân loại nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
    Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, vật liệu, công cụ dụng cụ bao gồm nhiều loại, nhiều thứ có tính năng lý, hóa học khác nhau, có công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Vì vậy để quản lý và hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ.
    Trước tiên, đối với vật liệu, căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò và chức năng của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này vật liệu được chia thành các loại như sau:
    - Nguyên liệu, vật liệu chính ( bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, hàng hoá): là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành nên thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm như sắt, thép trong các doanh nghiệp cơ khí, vải trong các doanh nghiệp may. Nửa thành phẩm mua ngoài là những chi tiết bộ phận sản phẩm do doanh nghiệp mua về để lắp ráp hoặc gia công để tạo ra sản phẩm. Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất xe đạp mua lốp, xích lắp ráp thành xe đạp.
    - Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm. Nhưng có tác dụng nhất định và cần thíêt cho quá trình sản xuất. Ví dụ: thuốc nhuộm, thuốc tẩy , sơn
    -Nhiên liệu: là những thứ vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường . Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể rắn: than, củi ; thể lỏng như xăng dầu; thể khí như hơi đốt, khí ga /
    - Phụ tùng thay thế: là những chi tiết, phụ tùng mày móc mà doanh nghiệp mua về để phục vụ cho việc thay thế các bộ phận của phương tiện vận tải, máy móc thiết bị như vòng bi, vòng đệm, xăm lốp
    -Thiết bị xây dựng cơ bản và vật kết cấu:
    +Thiết bị xây dựng cơ bản: là những thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản ( bao gồm thiết bị cần lắp và không cần lắp) như thiết bị vệ sinh, thiết bị thông gío, thiết bị truyền hơi ấm, hệ thống thu lôi.
    +Vật kết cấu: là những bộ phận của sản phẩm xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp tự sản xuất hoặc mua của doanh nghiệp khác để lắp ráp vào công trình xây dựng cơ bản. Ví dụ: vật kết cấu bê tông đúc sẵn, vật kết cấu bằng kim loại đúc sẵn.
    - Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu đặc trưng, các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất vật liệu nhặt được, phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định.
    Ngoài ra tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý chi tiết cụ thể của từng loại doanh nghiệp mà trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm từng thứ một cách chi tiết.
    Tiếp đó căn cứ vào mục đích công dụng của vật liệu cũng như nội dung quy định phản ánh chi tiết vật liệu trên các loại tài khoản kế toán, vật liệu được chia
     
Đang tải...