Báo Cáo Kế toán nguyên vật liệu – CCDC tại Công ty Công ty cổ phần xây dựng – Thương mại Phú Mỹ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Xây dựng cơ bản (XDCB) là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có chức năng tái sản xuất tài sản cố định (TSCĐ) cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân (KTQD), nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước. Vì vậy một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và tích luỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư từ nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Bên cạnh đó đầu tư XDCB luôn là một “lỗ hổng” lớn làm thất thoát nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Vì vậy, quản lý vốn đầu tư XDCB đang là một vấn đề cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay.
    Tổ chức hạch toán kế toán, một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Quy mô sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu và phạm vi công tác kế toán ngày càng mở rộng, vai trò và vị trí của công tác kinh tế ngày càng cao.
    Với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, của nền kinh tế mở đã buộc các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp XDCB phải tìm ra con đường đúng đắn và phương án sản xuất kinh doanh (SXKD) tối ưu để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường, dành lợi nhuận tối đa, cơ chế hạch toán đòi hỏi các doanh nghiệp XBCB phải trang trải được các chi phí bỏ ra và có lãi. Mặt khác, các công trình XDCB hiện nay đang tổ chức theo phương thức đấu thầu. Do vậy, giá trị dự toán được tính toán một cách chính xác và sát xao. Điều này không cho phép các doanh nghiệp XDCB có thể sử dụng lãng phí vốn đầu tư.
    - Đáp ứng các yêu cầu trên, các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất phải tính toán được các chi phí sản xuất bỏ ra một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Hạch toán chính xác chi phí là cơ sở để tính đúng, tính đủ giá thành. Từ đó giúp cho doanh nghiệp tìm mọi cách hạ thấp chi phí sản xuất tới mức tối đa, hạ thấp giá thành sản phẩm – biện pháp tốt nhất để tăng lợi nhuận.
    Trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất, khoản mục chi phí NVL – CCDC chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp, chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí NVL – CCDC cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Vì vậy, bên cạnh vấn đề trọng tâm là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, thì tổ chức tốt công tác kế toán NVL – CCDC cũng là một vấn đề đáng được các doanh nghiệp quan tâm trong điều kiện hiện nay.
    Công ty cổ phần xây dựng – Thương mại Phú Mỹ với đặc điểm lượng NVL – CCDC sử dụng vào các công trình lại khá lớn thì vấn đề tiết kiệm triệt để có thể coi là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty. Vì vậy điều tất yếu là Công ty phải quan tâm đến khâu hạch toán chi phí NVL – CCDC.
    Trong thời gian thực tập, nhận được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Công ty, đặc biệt là các cán bộ trong phòng kế toán Công ty, em đã được làm quen và tìm hiểu công tác thực tế tại Công ty. Em nhận thấy kế toán vật liệu trong Công ty giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có nhiều vấn đề cần được quan tâm. Vì vậy em đã đi sâu tìm hiểu về phần thực hành kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong phạm vi bài viết này, em xin trình bày đề tài: “Kế toán NVL – CCDC tại Công ty Công ty cổ phần xây dựng – Thương mại Phú Mỹ’’


    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN
    NVL - CCDC TRONG DOANH NGHIỆP .1
    I. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý và nhiệm vụ .1
    1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý nguyên vật liệu .1
    1.1. Khái niệm nguyên vật liệu: .1
    1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu: . 1
    1.3. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu: 1
    2. Khái niệm, yêu cầu, quản lý, đặc điểm công cụ dụng cụ: 2
    2.1. Khái niệm công cụ dụng cụ: . .2
    2.2. Đặc điểm công cụ dụng cụ: .2
    2.3. Yêu cầu quản lý công cụ dụng cụ: . .2
    3. Nhiệm vụ Kế toán Nguyên Vật Liệu – Công Cụ Dụng Cụ: . 2
    II. Mô hình về sản xuất .3
    1. Phân loại và đánh giá Nguyên Vật Liệu – Công Cụ Dụng Cụ: 3
    1.1. Phân loại Nguyên Vật Liệu – Công Cụ Dụng Cụ: 3
    1.1.1. Phân loại nguyên vật liệu: . .3
    1.1.2. Phân loại công cụ dụng cụ: 5
    1.2. Đánh giá Nguyên Vật Liệu – Công Cụ Dụng Cụ: . 5
    1.2.1. Đánh giá Nguyên Vật Liệu – Công Cụ Dụng Cụ nhập kho: 6
    1.2.2. Đánh giá Nguyên Vật Liệu – Công Cụ Dụng Cụ xuất kho: .7
    1.2.3. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: .13
    1.2.4. Phương pháp số dư: 14
    2. Kế toán chi tiết vật liệu .15
    2.1. Chứng từ sử dụng .15
    2.2. Sổ kế toán chi tiết vật liệu 17
    2.3. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu 17
    3. Kế toán tổng hợp nhập xuất kho NVL- CCDC . 18
    3.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên 18
    3.1.1. Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên: .19
    3.1.2. Tài khoản sử dụng: . 19
    3.1.2.1: Tk151: Hàng mua đang đi đường: 19
    3.1.2.2: Tk 152: Nguyên vật liệu . 20
    3.1.2.3: TK 153 Công cụ dụng cụ: . 20
    3.1.3. Phương pháp hạch toán: 20
    3.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ: . 27
    3.2.1. Đặc điểm của biện pháp kiểm kê định kỳ: . 27
    3.2.2. Tài khoản sử dụng: . 28
    3.2.3. Phương pháp hạch toán: . 28
    4. Một số trường hợp khác về
    Nguyên Vật Liệu – Công Cụ Dụng Cụ: . 31


    CHƯƠNG II
    THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL – CCDC
    TẠI “Công Ty Cổ Phần Xây Dựng – Thương Mại Phú Mỹ” . 34
    I. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 34
    1) Giới thiệu các nét khái quát về doanh nghiệp . 34
    2) Quá trình xây dựng và phát triển của công ty .35
    3) Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty .36
    1. Chức năng chính của công ty 36
    2. Nhiệm vụ chính . 37
    II. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp 45
    1) Các nguyên tắc chủ yếu của cơ cấu tổ chức bộ máy
    quản trị doanh nghiệp . 45
    2) Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
    sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 45
    3) Các yêu cầu của bộ máy tổ chức quản trị doanh nghiệp 46
    4) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị công ty . 46
    5) Quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp .48
    III. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 50
    1) Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thông qua
    một số báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: . 50
    1. Bảng cân đối kế toán (vốn – nguồn vốn) các năm trước . 50
    2. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (lỗ - lãi) các năm trước 56
    3. Báo cáo tiền lương 58
    4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Báo cáo cân đối thu chi tiền tệ) 59
    2) Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong
    quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 62
    CHƯƠNG III
    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NVL - CCDC
    TẠI “Công ty cổ phần xây dựng – Thương mại Phú Mỹ” . 64
    I. Biện pháp khắc phục hoạt động nghiên cứu: .64
    1. Nhận xét chung về công tác kế toán
    tại Công ty cổ phần xây dựng-thương mại Phú Mỹ . .64
    2. Nhận xét về công tác kế toán NVL- CCDC tại công ty 66
    2.1. Ưu điểm: 66
    2.2. Nhược điểm: 67
    3. Những đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
    NVL-CCDC tại công ty cổ phần xây dựng thương mại Phú Mỹ 68
    3.1. Ý kiến thứ nhất: Về quản lý NVL: 69
    3.2. Ý kiến 2: Về việc hạch toán chi tiết NVL 71
    3.3. Ý kiến 3: Về việc lập báo cáo vật tư cuối kỳ . 71
    3.4. Ý kiến 4: Về việc áp dụng “nhật ký chung” vào
    hạch toán nói chung và hạch toán vật liệu nói riêng . 71
    KẾT LUẬN 74
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...