Tài liệu Kế toán nghiệp vụ tín dụng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
    Mục đích: Đưa đến cho sinh viên những thông tin bổ ích về hoạt động tín dụng
    trong ngân hàng, quá trình theo dõi và quản lý vốn cho vay bằng hệ thống phương
    pháp kế toán được kết hợp một cách chặt chẽ, khoa học nhằm đưa ra các thông tin
    rất quan trọng về tình hình cho vay trong ngân hàng.
    5.1.Một số vấn đề cơ bản về kế toán nghiệp vụ tín dụng
    5.1.1. Ý nghĩa tín dụng ngân hàng
    Tín dụng là một cộng việc rất quan trọng trong công tác kế toán ở các TCTD.
    Cho vay là công việc rất lớn tạo ra lợi nhuận cho TCTD. Cho vay phải đảm bảo
    thu hồi được nợ để trả cho bên vốn huy động và thu lãi để bù đắp được chi phí
    đảm bảo hoạt động của TCTD. Ý nghĩa của hoạt động tín dụng ở các TCTD có thể
    khái quát như sau:
    Phản ánh tình hình đầu tư vốn vào các ngành kinh tế quốc dân đồng thời qua
    đó tạo điều kiện cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân có đầy đủ vốn để sản xuất
    kinh doanh và mở rộng lưu thông hàng hóa.
    Thông qua số liệu của kế toán cho vay có thể biết được phạm vi, phương
    hướng đầu tư, hiệu quả đầu tư của Ngân hàng vào các ngành kinh tế.
    Kế toán cho vay theo dõi hiệu quả sử dụng vốn vay của từng đơn vị, qua đó
    tăng cường khuyến khích cho vay vốn hay hạn chế cho vay đối với từng khách
    hàng.
    5.1.2. Nhiệm vụ tín dụng ngân hàng
    Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu cho vay để đảm bảo vốn sản xuất
    kinh doanh cho các tổ chức kinh tế và theo dõi chặt chẽ kỳ hạn Nợ, hạch toán thu
    nợ kịp thời, tạo điều kiện tăng nhanh vòng vay vốn của tín dụng.
    Giám sát tình hình cho vay và thu nợ, giúp lãnh đạo Ngân hàng có kế hoạch
    và phương hướng đầu tư tín dụng ngày càng có hiệu quả hơn.
    Bảo vệ tài sản của Ngân hàng và các đơn vị trong xã hội
    Ngân hàng đầu tư một khối lượng lớn vốn tín dụng vào các ngành kinh tế.
    Do đó để theo dõi chặt chẽ vốn cho vay, kế toán cho vay phải kiểm soát chính xác
    các chứng từ có liên quan đến cho vay, thu nợ nhằm hạch toán kịp thời, đúng lúc
    tránh thất thoát vốn của Ngân hàng và các đơn vị khác trong xã hội.
    5.1.3. Nguyên tắc của tín dụng ngân hàng
    Nguyên tắc cho vay là các điều khoản được sử dụng để đảm bảo việc thực
    hiện đúng theo yêu cầu đã ký kết. Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải
    đảm bảo các nguyên tắc sau:
    - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
    - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn như đã thoả thuận trong hợp đồng
    tín dụng.
    - Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo quy định của chính phủ và của Thống
    đốc Ngân hàng Nhà nước.
    - Cần có các biện pháp để phòng và chống các rủi ro xảy ra.
    5.1.4. Thời hạn của tín dụng ngân hàng
    Căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của các dự án đầu tư,
    khả năng thanh toán nợ của khách hàng để xác định thời hạn cho vay:
    - Cho vay ngắn hạn: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với đặc điểm sản
    xuất kinh doanh của khách hàng nhưng không quá 12 tháng.
    - Cho vay trung hạn: Thời hạn vay từ 12 tháng đến 60 tháng nhưng không vượt
    quá thời hạn còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập của đơn
    vị.
    - Cho vay dài hạn: Thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên nhưng không vượt quá
    thời hạn còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập của đơn vị.
    Đối với các dự án phục vụ đời sống sinh hoạt thì không vượt quá 15 năm.
    5.1.5. Lãi suất tín dụng
    Lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm được xác định cho một đơn vị thời gian
    (ngày, tuần, tháng, quý, năm ) dùng làm cơ sở để tính lợi tức tín dụng. Lãi suất
    tín dụng là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức thu được trong một thời gian
    (tháng, quý, năm ) với tổng số vốn bỏ ra cho vay trong cùng một thời gian đó.
    Lãi suất tín dụng là giá cả tín dụng, giá cả của quyền sử dụng vốn.
    Mức lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thoả thuận phù hợp với
    quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng
    tín dụng, và phù hợp với lãi suất công bố của ngân hàng cho vay. Khi ký hợp đồng
    tín dụng có thể áp dụng lãi suất cố định trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng
    hoặc lãi suất của từng thời kỳ.
    5.1.6. Phương thức tín dụng
    Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vốn vay của khách hàng và khả
    năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...