Luận Văn Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài: 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu: . 2
    3. Phương pháp nghiên cứu: 3
    4. Phạm vi nghiên cứu: 3
    PHẦN NỘI DUNG 4
    CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG AN
    GIANG 4
    1. Lịch sử hình thành và phát triển: . 4
    2. Những tồn tại và phương hướng phát triển trong tương lai: 6
    3. Cơ cấu tổ chức: 7
    4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: . 8
    4.1 Phòng Kế Hoạch Tín Dụng: 8
    4.2 Phòng Thanh Toán Quốc Tế: 9
    4.3 Phòng kế toán: .10
    4.4 Phòng ngân quỹ: . 11
    4.5 Phòng Hành Chánh - Nhân Sự: .11
    4.6 Tổ Kiểm Tra Nội Bộ: 12
    4.7 Phòng Giao Dịch TGLX: 13
    5. Tổ chức kế toán: .14
    CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
    MẶT Ở VIỆT NAM 16
    1. Khái niệm: 16
    2. Đặc điểm: .16
    3. Ý nghĩa: .17
    4. Những qui định chung: 17
    5. Nguyên tắc thanh toán: 18
    CHƯƠNG 3. SƠ LƯỢC VỀ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
    MẶT TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG AN GIANG 20
    1. Séc: 21
    1.1 Khái niệm: .21
    1.2 Các loại Séc sử dụng trong thanh toán: 21
    1.3 Quy định khi sử dụng Séc: 22
    1.4 Thủ tục phát hành Séc: 23
    2. Ủy nhiệm chi: .23
    2.1 Khái niệm: .23
    2.2 Qui định khi sử dụng Ủy nhiệm chi: .24
    3. Thẻ thanh toán: 24
    3.1 khái niệm: 24
    3.2 Các loại thẻ sử dụng trong thanh toán: . 25
    3.2.1 Thẻ ghi nợ (thẻ Connect 24): 25
    3.2.2 Thẻ tín dụng: .25
    3.3 Những đối tượng liên quan đến phát hành và sử dụng thẻ thanh toán: 26
    3.4 Qui định khi sử dụng thẻ: 26
    3.4.1 Thẻ ghi nợ: .26
    3.4.2 Thẻ tín dụng quốc tế: . 29
    3.5 Thủ tục phát hành: 32
    Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang
    3.5.1 Thẻ ghi nợ Connect 24: bao gồm các bước sau 32
    3.5.2 Thẻ tín dụng quốc tế: bao gồm các bước sau .33
    CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
    TIỀN MẶT, BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ VÀ LIÊN HÀNG TỰ
    ĐỘNG 36
    1. Thanh toán không dùng tiền mặt: 37
    1.1 Thanh toán bằng Séc: 37
    1.1.1 Tài khoản sử dụng: 37
    1.1.2 Qui trình hạch toán: 37
    1.2 Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi: 39
    1.2.1 Tài khoản sử dụng: 39
    1.2.2 Qui trình hạch toán: 40
    1.3 Thanh toán bằng thẻ: .50
    1.3.1 Tài khoản sử dụng: 50
    1.3.2 Qui trình hạch toán: 51
    2. Thanh toán bù trừ điện tử và liên hàng tự động: 58
    2.1 Thanh toán bù trừ điện tử: .58
    2.1.1 Khái niệm: .58
    2.1.2 Nguyên tắc thanh toán bù trừ điện tử: .59
    2.1.3 Chứng từ sử dụng trong thanh toán bù trừ điện tử .60
    2.1.4 Thời gian thực hiện thanh toán bù trừ điện tử: . 60
    2.1.5 Xử lý và hạch toán các lệnh thanh toán trong thanh toán bù trừ điện tử: . 61
    2.2 Thanh toán liên hàng tự động: . 65
    3. Một số giải pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán thanh toán
    không dùng tiền mặt: 66
    PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 67
    1. Kết luận: 67
    2. Kiến nghị: .68
    GVHD: Đặng Anh Tài Trang 2 SVTH: Đặng Quốc Thái
    Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang
    KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN
    KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
    TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG AN GIANG
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Đối với doanh nghiệp, trong tất cả các loại tài sản thì tiền là tài sản dễ mang lại rủi ro
    nhất, do đó vấn đề quản lí tiền tránh thất thoát tiền là điều mà các doanh nghiệp luôn
    mong muốn đạt được. Hiện nay, một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp đang
    áp dụng có hiệu quả nhằm hạn chế thất thoát tiền là thực hiện phương thức thanh toán
    không dùng tiền mặt, tức là thực hiện việc thanh toán thông qua tài khoản tại ngân hàng,
    tiền mặt chỉ giữ ở mức tồn quỹ tối thiểu để thực hiện những nghiệp vụ chi trả có giá trị
    thấp. Đối với cá nhân cũng vậy, việc giữ tiền mặt nhiều vừa bất tiện vừa không an toàn,
    và biện pháp khắc phục rủi ro là gửi tiền vào ngân hàng vì khi đã có tài khoản tại ngân
    hàng thì chúng ta có thể thực hiện những giao dịch thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và
    an toàn.
    Trên thế giới, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã xuất hiện từ rất sớm
    xuất phát từ những nhu cầu khách quan sau:
    - Nhu cầu thực hiện những giá trị hàng hóa lớn, không thể tiến hành thanh toán bằng
    tiền mặt vì phát sinh nhiều chi phí như kiểm, đếm, vận chuyển và dễ mang lại những
    tiêu cực trong thanh toán.
    - Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, thì quá trình luân chuyển vốn cần phải
    được đẩy mạnh, mà thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được nhu cầu này.
    - Do những hạn chế của thanh toán bằng tiền mặt là khi muốn thực hiện một khối
    lượng lớn tổng giá cả hàng hóa phải có lượng tiền mặt lớn, điều đó làm cho chi phí về
    GVHD: Đặng Anh Tài Trang 1 SVTH: Đặng Quốc Thái
    Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang
    lưu thông tiền tệ tăng lên, việc tổ chức lưu thông tiền mặt thêm phức tạp, tốc độ luân
    chuyển vốn chậm. Bên cạnh đó các quan hệ chi trả lẫn nhau trong nền kinh tế thị trường
    phải dùng hình thức tiền tệ, do vậy mà nếu có một lý do nào đó không có tiền tệ, thì quá
    trình thanh toán không thể giải quyết được, từ đó quá trình tái sản xuất cũng không thể
    tiếp tục được.
    - Đồng thời việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt còn góp phần vào sự phát
    triển kinh tế và ổn định giá trị tiền tệ.
    Ngày nay phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã phát triển rất đa dạng về
    hình thức ở các nước tiên tiến, tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta do những điều kiện kinh
    tế - xã hội còn chưa phát triển và thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán của người
    dân nên phương thức thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa được sử dụng một cách
    rộng rãi. Trong phương thức thanh toán này các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mà
    cụ thể là các Ngân hàng thương mại giữ vai trò rất quan trọng, ngân hàng là trung gian
    thanh toán và cung cấp các chứng từ cho các bên để tiến hành hạch toán tại đơn vị mình,
    còn về phía ngân hàng thì sẽ xử lý và hạch toán nghiệp vụ này như thế nào? Và đây là
    vấn đề mà em muốn tìm hiểu, dó đó em đã chọn đề tài tốt nghiệp của mình là: “Kế toán
    nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng Ngoại Thương An
    Giang”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Sau khi nghiên cứu đề tài này sẽ hiểu rõ về các hình thức thanh toán không dùng tiền
    mặt đang được sử dụng ở Việt Nam hiện nay và cách thức hạch toán đối với nghiệp vụ
    này mà cụ thể là tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang. Đồng thời đề tài cũng nhằm
    làm rõ thêm chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng.
    Đề tài sẽ tìm hiểu cụ thể đối với từng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại
    Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang về qui trình thanh toán, cách thức hạch toán và
    phương pháp thanh toán giữa các ngân hàng với nhau mà Ngân Hàng Ngoại Thương An
    Giang đang áp dụng.
    GVHD: Đặng Anh Tài Trang 2 SVTH: Đặng Quốc Thái
    Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng là thu thập số liệu, trong đó tiến hành
    quan sát trực tiếp qui trình thực hiện của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt,
    đồng thời trực tiếp hỏi các nhân viên về cách thức hạch toán và thu thập các báo cáo, tài
    liệu của cơ quan cụ thể là ghi chép lại nội dung trên các báo cáo, chứng từ để dùng làm
    ví dụ minh họa cho từng trường hợp cụ thể.
    4. Phạm vi nghiên cứu:
    Ngày nay, các hoạt động của ngân hàng không còn bị gới hạn trong lãnh thổ một
    quốc gia mà ngày càng mở rộng phạm vi ra nước ngoài. Khi thực hiện nghiệp vụ này thì
    về phía ngân hàng sẽ thực hiện cả trong nước lẫn ngoài nước, tuy nhiên đề tài chỉ nghiên
    cứu nghiệp vụ này trong phạm vi Việt Nam tức là các quan hệ thanh toán phát sinh
    trong nước, đồng thời đề tài chỉ nghiên cứu những hình thức thanh toán không dùng tiền
    mặt đang được áp dụng tại Việt Nam và thực sự phát sinh tại Ngân Hàng Ngoại Thương
    An Giang. Nguồn số liệu dùng làm ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp là các nghiệp vụ
    phát sinh gần nhất của năm 2005.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...