Luận Văn Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở Công ty Thương mại và dịch vụ Tổng hợp Hà nội <KTDNTM>

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán nghiệp vụ bán hàng ở Công ty Thương mại và dịch vụ Tổng hợp Hà nội <KTDNTM>

    CHƯƠNG I:


    Lý luận chung về kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại.

    Mục tiêu của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường là lợi nhuận. Trong hoạt động kinh tế lợi ích của cá nhân người lao động là thu nhập cao, lợi ích của doanh nghiệp là lợi nhuận thông qua lợi ích của chính mình các đơn vị kinh doanh đã thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội. Sự vận động đúng đắn kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong thực tế những năm gần đây đã tạo cho nền kinh tế quốc dân nước ta có những khởi sắc mới.


    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN HÀNG

    1.Khái niệm về bán hàng.

    Bán hàng là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông qua phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hoá , dịch vụ , nó là khâu cuối cùng trong quá trình lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp thương mại. Trong quá trình đó, doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm, hàng hoá dịch vụ cho khách hàng còn khách hàng phải trả cho doanh nghiệp một khoản tiền, hàng hoá, dịch vụ tương đương với giá bán theo quy định hoặc theo thoả thuận.

    Trong các doanh nghiệp thương mại, bán hàng chủ yếu là bán hàng hoá, dịch vụ cho bên ngoài. Quá trình bán hàng ở doanh nghiệp thương mại là qúa trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn hàng hoá sang vốn bằng tiền và hình thành một phần kết quả kinh doanh ( kết quả bán hàng). Quá trình bán hàng hoàn tất khi hàng hoá đã được giao cho người mua và bên mua đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

    Xét từ góc độ kinh tế, bán hàng là quá trình chuyển giao hàng hoá của doanh nghiệp bán cho các doanh nghiệp mua và nhận được tiền thanh toán của họ. Như vậy có thể tạm chia quá trình bán hàng thành 2 giai đoạn: Thứ nhất là doanh nghiệp bán xuất giao sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho người mua, thứ hai là khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.

    Qua phân tích trên chúng ta có thể khái quát đặc điểm chủ yếu của quá trình bán hàng đó là:

    - Về mặt hành vi: Quá trình bán hàng diễn ra sự trao đổi, thoả thuận giữa người mua và người bán trong đó người bán đồng ý bán và người mua chấp nhận mua, ngưòi bán xuất giao hàng cho người mua và người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.

    - Về mặt bản chất kinh tế : Quá trình bán hàng là quá trình diễn ra sự thay đổi quyền sở hữu hàng hoá. Sau khi bán hàng quyền sở hữu hàng hoá đã chuyển sang người mua.

    Nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến khách hàng, nhu cầu của họ. Mỗi doanh nghiệp phải tự mình tìm lấy thị trường, tự tìm lấy đường lối, phương pháp, chiến lược, chiến thuật riêng của bản thân mình để nhằm mục đích bán được nhiều hàng hoá, thực hiện phương châm bán những gì mà thị trường cần chứ không phải bán những gì mà mình có. Vì thế để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp thương mại phải luôn luôn xác định kinh doanh cái gì ? kinh doanh như thế nào? bán cho ai và thông qua cách thức bán hàng nào để thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng?

    Vì vậy doanh nghiệp thương mại bán hàng là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm vững nhu cầu thị trường, tổ chức tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hoá và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất, đem lại lợi nhuận tối ưu.


    2. Vai trò của quá trình bán hàng

    Trong các doanh nghiệp thương mại, bán hàng là giai đoạn cuối của quá trình kinh doanh, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .Thực hiện tốt quá trình bán hàng thực sự có ý nghĩa đối với việc phấn đấu tăng lợi nhuận, nó có tác dụng nhiều mặt đối với lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực tiêu dùng của toàn xã hội.

    _ Trước hết, quá trình bán hàng cung cấp hàng hoá cần thiết đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội một cách đầy đủ kịp thời cả về số lượng và chất lượng.

    _ Dự kiến sự biến động của môi trường kinh doanh, định hướng sản xuất , khuyến khích tiêu dùng nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối trong từng ngành, từng khu vực cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

    _ Thông qua bán hàng doanh nghiệp thương mại có thể tạo ra thu nhập để bù đắp chi phí, xác định được mục tiêu cần phấn đấu thực hiện, qua đó thấy được ưu thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường .

    Xuất phát từ vai trò bán hàng, kế toán bán hàng cũng là phần hành kế toán được đặc biệt quan tâm, giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp. Do đó nhận thức đúng đắn và đầy đủ vai trò của công tác bán hàng là rất cần thiết cho mỗi cán bộ kế toán cũng như trong sự phát triển và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp .

    3. Các phương thức bán hàng

    Căn cứ vào phạm vi bán hàng người ta phân chia thành bán hàng trong nước và bán hàng xuất khẩu.

    Bán hàng xuất khẩu: Là việc các đơn vị kinh doanh nước ta bán hàng cho nước ngoài theo các hợp đồng đã ký hoặc theo các hiệp định, nghị định thư của nhà nước.

    Bán hàng trong nước: Là việc bán hàng cho các đơn vị hoặc cá nhân trong nước.

    Việc phân chia như trên cho thấy được tỉ trọng giữa bán hàng xuất khẩu va bán hàng trong nước của 1 đơn vị kinh tế, 1 ngành, 1 vùng.


    Bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại có thể được phân làm 2 khâu: Bán buôn và bán lẻ. Do đó các phương thức bán hàng cũng được chia thành các phương thức bán buôn và các phương thức bán lẻ.

    3.1 Các phương thức bán buôn.

    Đây là phương thức bán hàng mà hàng hoá được bán cho các đơn vị sản xuất, thương mại để tiếp tục quá trình sản xuất hoặc luân chuyển bán. Đặc trưng của các phương thức bán buôn là kết thúc quá trình bán hàng, hàng hoá chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng mà vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, lúc này giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Khối lượng hàng hoá được giao dịch mỗi lần thường lớn, bán hàng theo từng lô hàng, việc thanh toán tiền hàng chủ yếu thông qua ngân hàng. Bán buôn thường được thực hiện qua 2 phương thức sau:

    a. Bán buôn qua kho

    Là phương thức bán buôn mà hàng hoá được xuất ra từ kho bảo quản của doanh nghiệp để tham gia vào quá trình bán hàng và có thể tiến hành dưới 2 hình thức:

    Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp

    Theo hình thức này bên mua cử người đại diện mang giấy uỷ nhiệm đến kho của bên bán trực tiếp nhận hàng và áp tải hàng về. Bên bán xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện bên mua.

    Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng đã thanh toán hoặc chấp nhận nợ hàng hoá được coi là tiêu thụ. Chứng từ bán hàng trong trường hợp này là hoá đơn GTGT có mẫu do Bộ Tài Chính ban hành.

    Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng

    Theo hình thức này căn cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng đơn vị bán buôn xuất kho hàng hoá bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài, chuyển hàng giao cho bên mua ở một địa điểm đã thoả thuận. Chi phí vận chuyển do bên mua hay bên bán chịu tuỳ theo các điều kiện đã được quy định trong hợp đồng.

    Hàng hoá sau khi chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán và chỉ khi nhận được tiền hàng hay bên mua chấp nhận thanh toán thì hàng hoá mới được coi là tiêu thụ.

    b. Bán buôn vận chuyển thẳng

    Là phương thức bán hàng mà doanh nghiệp sau khi nhận hàng của bên cung cấp sẽ chuyển bán thẳng cho bên mua không phải qua nhập kho. Đây là phương thức bán hàng tiết kiệm nhất vì nó giảm được chi phí bảo quản hàng hoá, chi phí kho bãi, chi phí vận chuyển bốc dỡ và làm tăng nhanh tốc độ lưu chuyển của hàng hoá. Tuy nhiên phương thức này chỉ được thực hiện trong điều kiện cung ứng hàng hoá có kế hoạch, khối lượng hàng hoá lớn, không cần có sự chọn lọc, bao gói .Bán buôn vận chuyển thẳng có thể được thực hiện dưới 2 hình thức:

    Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán:

    Theo phương thức này tại doanh nghiệp sẽ đồng thời phát sinh cả 2 nghiệp vụ mua và bán. Bán buôn vận chuyển thẳng có thể chia ra thành:

    + Bán giao tay ba: doanh nghiệp sau khi nhận hàng hoá của nhà cung cấp sau đó giao bán luôn cho khách hàng của mình. Sau khi giao nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ. Chứng từ trong trường hợp này là Hoá đơn bán hàng giao thẳng và hoá đơn GTGT.

    + Gửi bán thẳng: hàng hoá sau khi được mua từ nhà cung cấp sẽ không chuyển về nhập kho mà doanh nghiệp gửi đi bán thẳng. Hàng hoá gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi nhận được giấy báo chấp nhận thanh toán hoặc nhận được tiền hàng

    Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán

    Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ đứng ra làm trung gian cho bên cung cấp và bên mua. Doanh nghiệp sẽ uỷ nhiệm cho bên mua trực tiếp đến nhận hàng và thanh toán tiền hàng với bên cung cấp hàng theo hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký với bên cung cấp. Về phía doanh nghiệp không phát sinh các nghiệp vụ mua và bán. Căn cứ vào thoả thuận được ghi trong hợp đồng ký kết giữa các bên mà doanh nghiệp sẽ được hưởng một khoản hoa hồng do bên cung cấp hoặc bên mua trả.

    3.2 Các phương thức bán lẻ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...