Chuyên Đề Kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

    PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.
    ​.
    I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
    Kinh doanh XNK là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán trên phạm vi toàn thế giới.
    Hoạt động NK là hoạt động kinh doanh có thị trường rộng lớn, không giới hạn giữa các nước, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sản xuất kinh doanh của các công ty. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp được chủ động tiến hành các hoạt động kinh doanh NK theo yêu cầu của thị trường và phù hợp với quy định chế độ luật pháp của Nhà nước. Tuy vậy, hoạt động XNK có những đặc điểm riêng có vì vậy việc hạch toán các nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá NK cũng có những nét riêng.
    1. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước ngày càng phát triển. Mỗi một quốc gia dù lớn hay nhỏ không thể phát triển được nếu không tham gia vào sự phân công lao động trong khu vực và quốc tế. Hơn nữa trên thế giới luôn tồn tại sự khác biệt nhất định giữa các quốc gia về điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện xã hội. Chính vì vậy, các quốc gia thực hiện chế độ tự túc tự cấp, không tham gia trao đổi buôn bán với nước ngoài thì khả năng sản xuất, tiêu dùng trong nước bị thu hẹp rất nhiều so với khi tiến hành hoạt động ngoại thương.
    Do đó, có thể nói hoạt động ngoại thương mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng, cho phép một quốc gia có thể tiêu dùng những mặt hàng mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng hay sản xuất được với chi phí cao. Mặt khác thì người ta cũng nhận thấy lợi ích của cả hai bên khi mỗi nước đi vào sản xuất chuyên môn những mặt hàng cụ thể mà nước đó có lợi thế, xuất khẩu mặt hàng có lợi thế đó và nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu.
    Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương, Đảng và Nhà nước ta đã nhận định “ Tăng cường hoạt động ngoại thương là đòi hỏi khách quan của thời đại”, và thực tế cho thấy từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa, đặc biệt từ khi Việt Nam trở thành nước thành viên của ASEAN, lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ được xoá bỏ thì các mối quan hệ giao lưu quốc tế của nước ta ngày càng được tăng cường và mở rộng. Nếu như trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp hoạt động nhất nhất theo sự chỉ đạo của Nhà nước thông qua chỉ tiêu pháp lệnh thì hoạt động XNK thường được thực hiện dưới hình thức Nghị định thư và việc trao đổi buôn bán chủ yếu với các nước Đông Âu và Liên Xô. Nhưng ngày nay các doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn mặt hàng, bạn hàng cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình, với nhu cầu thị trường và không trái với pháp luật của Nhà nước
     
Đang tải...