Luận Văn Kế toán lao động - Tiền lương & các khoản trích theo ở công ty Xây dựng phát triển hạ tầng & sản xuấ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán lao động - Tiền lương & các khoản trích theo ở C.ty Xây dựng phát triển hạ tầng & SX vật liệu xây dựng Hà Tây
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong điều kiện ngày nay, khi mà nền kinh tế thế giới đã và đang trong quá trình toàn cầu hóa thì việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng là một yêu cầu cấp thiết, khách quan. Hội nhập kinh tế là một hướng đi đúng đắn và quan trọng góp phần tạo dựng vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Quyết định 42/2003/QĐ – NHNN ngày 13/01/2003 của Thống đốc NHNN Việt Nam xác định nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong thời kì mới là “ Củng cố và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng nhằm lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng , đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh cả về năng lực tài chính , trình độ công nghệ cũng như năng lực quản lí để có thể chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển dịch và mở rộng cơ cấu cả về chủng loại và chất lượng cung ứng các dịch vụ tài chính theo hướng cung cầu thị trường để các tổ chức tín dụng tự chủ hơn trong việc ra quyết định kinh doanh, tự chịu trách nhiệm, tự tìm kiếm khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động, có khả năng cạnh tranh trong nước, trong khu vực và trên thế giới.” Trong bối cảnh đó sức hấp dẫn của các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng nói chung và thanh toán thẻ nói riêng đã thúc đẩy các ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực còn nhiều mới mẻ này. Nhiều ngân hàng đã chọn thẻ không chỉ như là một trong những sản phẩm cần thiết của ngân hàng bán lẻ hiện đại mà còn để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ thẻ trong kinh doanh ngân hàng hiện đại, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ trên cơ sở thuận lợi về mặt công nghệ, thị trường. Tuy vậy đây là một lĩnh vực mới, với kinh nghiệm còn hạn chế nên ngân hàng vẫn gặp phải không ít khó khăn.
    Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, sau một thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội, em đã chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà nội" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là từ những lí luận chung về nghiệp vụ thẻ và thực tiễn hoạt động phát hành, thanh toán thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả nghiệp vụ này trong thời gian tới.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng phạm vi nghiên cứu là nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Bản khóa luận được viết trên cơ sở kết hợp những hiểu biết về lý thuyết tài chính - ngân hàng kết hợp với các số liệu thực tế để đưa ra những đánh giá, nhận xét và đề xuất các giải pháp, kiến nghị. Đồng thời, trong khóa luận còn sử dụng phương pháp mô hình hóa, lượng hóa để làm cho vấn đề trở nên trực quan hơn, dễ hiểu hơn thông qua các đồ thị, công thức.
    5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
    Về kết cấu và bố cục, ngoài lời mở đầu và kết luận, bản khóa luận được bố cục thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở ly luận về nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ của NHTM .
    Chương 2: Thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ ở Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội.
    Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội.


    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ
    PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ CỦA NHTM
    1.1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẺ NGÂN HÀNG:
    1.1.1.Sự hình thành và phát triển của thẻ ngân hàng
    Chiếc thẻ đầu tiên ra đời vào năm 1949 do một doanh nhân người Mĩ tên là Frank Mc Namara sáng chế. Sáng kiến này nảy sinh sau một lần ông dùng bữa tối ở cửa hàng và bỗng phát hiện ra mình quên mang tiền. Ông đã phải gọi điện cho vợ đến thanh toán. Từ đó ông nghĩ rằng phải có một phương tiện để chi trả trong những trường hợp tương tự như vậy và thẻ Diners Club ra đời.
    Sự xuất hiện của thẻ Diners Club khởi đầu cho nhiều loại thẻ mới ra đời như Gorden Key, Trip Charge, Gourmet Club, Esquire Club. Năm 1958 thẻ Carte Blanche, American Express ra đời. Lúc đó phần lớn thẻ dành cho giới doanh nhân nhưng ngân hàng nhận thấy rằng giới bình dân mới là đối tượng chủ yếu trong tương lai. Ngân hàng Mĩ là nơi đầu tiên phát đạt với thẻ Bank Americard. Năm 1966 Bank Armericard mà ngày nay được biết đến với tên gọi Visa Card liên kết với các ngân hàng ở tiểu bang khác để phát triển mạng lưới thẻ. Nó đã phải cạnh tranh khốc liệt với đối thủ Well Fargo liên kết với 77 ngân hàng chủ nhân của Masters Charge (ngày nay là Master card).
    Thẻ Diners Club thẻ du lịch và giải trí đầu tiên được phát hành năm 1949. Năm 1960 có mặt tại Nhật chi nhánh được quản lí bởi Citi Cop người đứng đầu trong số ngân hàng phát hành thẻ. Năm 1990 Diners Club có 6,9 triệu người sử dụng với doanh số 16 tỉ đôla. Năm 1993 doanh số giảm xuống còn 7,9 tỉ đôla với 1,5 triệu thẻ lưu hành.
    Thẻ Amex ra đời năm 1958, hiện nay đang là tổ chức thẻ du lịch và giải trí lớn nhất thế giới. Tổng số thẻ phát hành gấp 5 lần Diners Club, gấp 2 lần JCB. Năm 1990 tổng doanh thu là 111,5 triệu đôla với 36,5 triệu thẻ lư
     
Đang tải...