Luận Văn Kế toán hoạt động Nhập khẩu linh kiện lắp ráp xe máy tại Công ty phát triển Xuất nhập khẩu & đầu tư

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 13/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU


    I. Khái quát về kinh doanh nhập khẩu hàng hoá.
    1. Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong cơ chế thị trường.

    Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá là một bộ phận của lĩnh vực lưu thông hàng hoá, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi quốc tế, với chức năng tổ chức lưu thông hàng hoá trong nước với nước ngoài, trong đó nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá là một nghiệp vụ cơ bản và có một vị trí đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay còn thấp kém, kỹ thuật lạc hậu, thiếu vốn, trình độ quản lý còn hạn chế thì nhập khẩu để bổ sung hàng hoá trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu. Mặt khác nhập khẩu còn để thay thế những hàng hoá mà sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu. Hai mặt nhập khẩu bổ sung và thay thế nếu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân.
    Hơn nữa hoạt động nhập khẩu còn tranh thủ khai thác mọi tiềm năng thế mạnh về công nghệ kỹ thuật, trình độ quản lý của nước ngoài cũng như tăng cường giao lưu quốc tế nhằm mở rộng quan hệ đối ngoại, hiểu biết lẫn nhau trên trường quốc tế. Bên cạnh đó nhập khẩu còn là bộ phận cấu thành cán cân xuất nhập khẩu, tác động tích cực đến xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động, làm dồi dào phong phú hơn thị trường nội địa.

    2. Đặc điểm của nhập khẩu hàng hóa trong cơ chế thị trường.
    Trong nền kinh tế thị trường, nhập khẩu đang có được một đà phát triển không ngừng trong một môi trường thuận lợi, tạo cho thị trường trong nước sôi động, ngập hàng hóa và một sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đó chính là bước ngoặt lớn giúp nền kinh tế nước ta hội nhập với kinh tế thế giới. Nhập khẩu trong cơ chế thị trường đã thúc đẩy sự cạnh tranh mạnh giữa hàng nội và hàng ngoại, buộc các nhà sản xuất trong nước muốn tồn tại phải không ngừng nâng cao và cải tiến chất lượng hàng hoá.

    3. Các hình thức nhập khẩu.
    Hiện nay đang tồn tại hai phương thức nhập khẩu chủ yếu là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác:
    - Nhập khẩu trực tiếp : là hình thức nhập khẩu mà các doanh nghiệp được bộ Thương mại cấp giấy phép cho trực tiếp quan hệ mua bán với nước ngoài.
    - Nhập khẩu uỷ thác : là hình thức nhập khẩu được áp dụng với các doanh nghiệp được Nhà Nước cấp giấy phép Xuất nhập khẩu, có nguồn lực, hàng hóa, ngoại tệ nhưng chưa đủ điều kiện để trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế với nước ngoài, hoặc không thể trực tiếp lưu thông hàng hoá từ nước ngoài vào thị trường trong nước nên phải uỷ thác cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác có điều kiện nhập khẩu hộ mình. Theo hình thức này, đơn vị giao uỷ thác phản ánh doanh số, nộp thuế nhập khẩu, Thuế GTGT hàng nhập khẩu cho ngân sách.
    Đơn vị nhận uỷ thác là đơn vị làm đại lý và được hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng uỷ thác. Mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể áp dụng hình thức nhập khẩu trực tiếp hoặc nhập khẩu uỷ thác hoặc có thể áp dụng cả hai hình thức này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...