Chuyên Đề Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Kế toán hoạt động kinh doanh thương mại

    I. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ NGUYÊN TẮC HOẠCH TOÁN

    1. Đặc điểm kinh doanh thương mại
    Kinh doanh thương mại là quá trình đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng qua hai quá trình chủ yếu là mua hàng và bán hàng.
    Đối tượng kinh doanh thương mại rất phong phú, bao gồm tất cả các loại hàng hoá lưu thông trên thị trường, của nhiều ngành hàng khác nhau như: hàng nông sản, thuỷ sản, hàng vật tư thiết bị, thực phẩm chế biến,
    Hoạt động mua, bán của các đơn vị kinh doanh thương mại có thể thực hiện theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ. Trong đó bán buôn là bán hàng cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh để tiếp tục quá trình lưu chuyển của hàng hóa. Bán lẻ là bán cho người tiêu dùng, chấm dứt quá trình lưu chuyển của hàng hóa.
    Việc hạch toán các nghiệp vụ mua hàng và bán hàng là trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán trong các đơn vị thương mại.

    2. Nguyên tắc hoạch toán hàng hóa và doanh thu bán hàng
    2.1.Nguyên tắc hoạch toán hàng hóa:
     Hàng hóa được hoạch toán chi tiết cả về giá trị lẫn hiện vật cho từng địa điểm quản lý và sử dụng.
     Vào thời điểm cuối năm, nếu xét thấy giá trị thuần túy có thể thực được của hàng hóa nhỏ hơn giá gốc đang ghi sổ kế toán thì phải lập dự phòng giảm giá.
     Doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp hoạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kì.
     Kế toán nhập, xuất hàng hóa phải phản ánh theo giá gốc hay còn gọi là giá thực tế.
     Giữ nguyên tắc thường xuyên kiểm tra, thận trọng, chóng gian lận. Do đó, giữa thủ kho và kế toán hàng hóa là hai người khác nhau.
     Hàng hóa được coi là tiêu thụ khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
     Giá gốc của hàng nhập kho phải tính cho từng nguồn nhập (giống như giá gốc của nguyên vật liệu nhập kho)
    Đối với hàng hóa mua về nhập kho:
     Trường hợp mua hàng trong nước:
    Gía thực tế = giá mua + phí thu mua – khoản giảm giá và chiết khấu thương mại
     Trường hợp mua hàng hóa của thương nhân nước ngoài:
    Gía thực tế = giá mua + các khoản thuế không được khấu trừ như thuế tiêu thụ đặc biệt
    thuế nhập khẩu + chi phí thu mua
    Trong đó: chi phí mua hàng gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, phân loại, bảo quản, bảo hiểm . hàng hoá từ nơi mua về đến kho; công tác phí của cán bộ thu mua, khoản hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có) .
     
Đang tải...