Luận Văn Kế toán CPSX & tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây dựng ( công ty xây dựng số

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Kế toán CPSX & tính GTSP xây lắp trong các doanh nghiệp xây dựng ( Cty xây dựng số 2 – Tổng Cty xây dựng HN)


    PHẦN THỨ NHẤT
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
    I. Đặc điểm của sản xuất xây lắp và yêu cầu của công tác quản lý trong hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng
    1. Đặc điểm chung của sản xuất xây dựng.
    Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất góp phần tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, tăng cường tiềm lực cho nền kinh tế. Hoạt động của ngành xây dựng là họat động để hình thành nên năng lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Do vậy việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển ngành xây dựng luôn phải được coi trọng và đi trước một bước so với các ngành kinh tế khác.
    Ngành xây dựng là một ngành sản xuất độc lập, có những đặc thù riêng về mặt kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật, chi phối trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng. những đặc thù này thể hiện là:
    + Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng, sản phẩm mang tính đơn chiếc, riêng lẻ. Các công trình thi công theo yêu cầu của khách hàng, mỗi đối tượng xây lắp thường có yêu cầu kỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm riêng do vậy mà việc tổ chức thi công, biện pháp thi công phải luôn thay đổi cho phù hợp với từng đối tượng xây lắp, đáp ứng được những yêu cầu của đơn đặt hàng.
    + Đối tượng sản xuất xây dựng cơ bản thường có khối lượng lớn, giá trị nhiều thời gian thi công dài. Do đặc điểm này mà kế toán xác định đối tượng và kỳ tính giá thành phù hợp sẽ đáp ứng được yêu cầu quản lý kịp thời và chặt hẽ chi phí chánh căng thẳng về vốn cho Doanh nghiệp xây lắp.
    + Sản xuất xây dựng thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên. do vậy thi công xây lắp đôi khi mang tính thời vụ. do vậy mà đôi khi gặp phải những rủi ro tạo nên những khoản thiệt hại bất ngờ nên cần phải có những phương pháp hạch toán phù hợp đối với những khoản thiệt hại này.
    + Sản xuất xây dựng cơ bản thực hiện trên các địa điểm biến động . sản phẩm xây dựng cơ bản mang tính ổn định, gắn liền với điểm xây dựng. Khi hoàn thành không nhập kho như các ngành sản xuất vật chất khác mà nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ .
    Những đặc điểm trên đây có ảnh hưởng rất lớn tới việc tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm xây lắp .
    2. Yêu cầu của công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng .
    Do sản xuất xây lắp và sản phẩm xây lắp có đặc thù riêng, đã làm cho việc quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản khó khăn và phức tạp hơn một số ngành sản xuất khác. Do vậy trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản là:
    Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản phải đảm bảo tạo ra sản phẩm và dich vụ được xã hội , thị trường chấp nhận về giá cả, chất lượng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
    Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Xây dựng phải theo quy hoạch được duyệt, thiết kế hợp lý tiên tiến, mỹ quan công nghệ hiện đại, xây dựng đúng tiến độ, đạt chất lượng cao với chi phí hợp lý và thực hiện bảo hành công trình (Trích điều lệ quản lý đầu tư xây dựng - Ban hành kèm theo nghị định của chính phủ 177/CP ngày 20/10/1994)
    II. Chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng.
    1. Chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp xây dựng.
    1.1 Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng.
    Quá trình sản xuất trong các Doanh nghiệp xây dựng là quá trình mà các doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư các loại chi phí khác nhau để đạt được mục đích là tạo ra được khối lượng sản phẩm tương ứng, đó là quá trình chuyển biến của các loại vật liệu xây dựng thành sản phẩm dưới sự tác động của máy móc thiết bị cùng với sức lao động của con người hay đó chính là sự chuyển biến các yếu tố về tư liệu lao động vàđối tượng lao động (hao phí về lao động vật hoá) dưới sự tác động có mục đích của sức lao động (hao phí về lao động sống) qua quá trình thi công sẽ trở thành sản phẩm xây dựng. Toàn bộ những hao phí này được thể thiện dưới hình thái giá trị thì đó là chi phí sản xuất .
    Vậy: Trong Doanh nghiệp xây dựng , chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các loại hao phí cần thiết khác mà Doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất , thi công trong một thời kỳ nhất định.
    Chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp xây dựng bao gồm nhiều loại khác nhau với nội dung kinh tế khác nhau, công dụng và mục đích của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau.
    1.2 Phân loại chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp xây dựng .
    Trong doanh nghiệp xây dựng các chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế và công dụng khác nhau, yêu cầu quản lý đối với từng loại chi phí cũng khác nhau. Việc quản lý sản xuất , quản lý chi phí sản xuất không chỉ dựa vào số liệu tổng hợp của tất cả các loại chi phí sản xuất mà còn căn vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí phát sinh theo từng công trình, hạng mục công trình ở từng địa bàn khác nhau trong từng thời kỳ nhất định.
    Việc phân loại chi phí một cách chính xác giúp cho việc tập hợp và tính giá thành công tác xây lắp theo từng khoản mục chi phí mới đảm bảo tính chính xác. đáp ứng yêu cầu đó, trong doanh nghiệp xây lắp việc phân loại chi phí sản xuất được áp dụng theo những tiêu thức cơ bản sau:
    1.2.1. Phân loại theo tính chất kinh tế, nội dung kinh tế của chi phí
    Theo cách phân loại chi phí này, mỗi yếu tố chi phí sản xuất bao gồm các chi phí sản xuất có tính chất, nội dung kinh tế giống nhau được xếp vào cùng yếu tố chi chi phí, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu, mục đích , tác dụng của chi phí đó như thế nào. Căn cứ vào tiêu thức này toàn bộ các chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
    * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ các khoản chi phí như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế và một số loại nguyên vật liệu khác mà doanh sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
    * Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ tiền công, các khoản phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn bộ số lao động trong doanh nghiệp.
    * Chi phí khấu hao tài sản cố định : là toàn bộ số chi phí phải tính khấu hao đối với tất cả các loại tài sản trong doanh nghiệp.
    * Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho các loại dịch vụ mua ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp như tiền điện , tiền nước, tiền điện thoại.
    *Chi phí bằng tiền khác: bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất xây lắp như chi phí thuê làm sạch vật liệu, cp đào hố tôi vôi.
    Việc phân loại chi phí giúp ta biết được kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho kỳ sau.
    1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí (theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí)
    Theo cách phân loại này những chi phí có cùng mục đích và công dụng được xếp vào cùng một khoản mục chi phí không phân biệt nội dung kinh tế của chúng như thế nào. Theo tiêu thức này toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được phân thành:
    * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ tất cả các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho thi công xây lắp (không bao gồm chi phí nguyên vật liệu đã tính vào chi phí sử dụng máy thi công) cụ thể như gạch, đá, xi măng, sắt thép, các kết cấu bê tông,

     
Đang tải...