Luận Văn Kế toán CPSX & tính giá thành sản phẩm xây lắp tai công ty Cổ phần thiết bị & xây lắp công nghiệp 87

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán CPSX & tính GTSP xây lắp tai C.ty Cổ phần thiết bị & xây lắp công nghiệp 87/72 Quan Nhân, Thanh Xuân
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây với phương châm" làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hai bên cùng có lợi" Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa các mối quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật, thương mại giữa nước ta và các nước trên thế giới ngày càng được tăng cường và mở rộng. Các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu ngày một phát triển đa dạng hơn. Hoạt động xuất nhập khẩu là một hoạt động phức tạp, sôi động có tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Thực tế cho thấy cùng với xuất khẩu, nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế xã hội.
    Để có thể quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì hạch toán kế toán là một công cụ không thể thiếu, nó cung cấp đầy đủ kịp thời chính xác thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh cho các nhà quản lý.
    Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu, thông qua công tác kế toán nhập khẩu, doanh nghiệp biết được thị phần nào, mặt hàng nào, lĩnh vực kinh doanh nào mà mình đang kinh doanh có hiệu quả.Điều này không những đảm bảo cho doanh nghiệp cạnh tranh được trên thị trường đầy biến động mà còn cho phép doanh nghiệp đạt được các mục tiêu mà mình đặt ra như : lợi nhuận, thị phần thị trường, uy tín kinh doanh .
    Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác kế toán hàng nhập khẩu và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Được sự hướng dẫn của thầy cô giáo trong khoa Kế toán tài chính Đại học Thương Mại đặc biệt là cô giáo Lê Thị Thanh Hải cũng như sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ Phòng Kế toán- Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP) tôi đã lựa chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình:"Hoàn thiện kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu" (lấy ví dụ minh họa tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP))
    Bản luận văn này được thực hiện trên cơ sở những lý luận và nghiên cứu tại trường và tìm hiểu ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội. Ngoài phần mở đầu và kết luận. Nội dung của bản luận văn được chia làm 3 chương:
    Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá ở các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay.
    Chương II : Tình hình tổ chức hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội - TOCONTAP.
    Chương III : Phương hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội - TOCONTAP.


    CHƯƠNG 1:
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ Ở CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY
    I.Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu trong cơ chế thị trường
    1. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường
    Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó có quan hệ kinh tế, phân phối sản phẩm, phân phối các lợi ích đều do qui luật của thị trường có sự điều tiết và chi phối.
    * Nền kinh tế thị trường có các đặc trưng sau:
    - Kinh tế thịu trường dựa trên cơ sở nền sản xuất hàng hoá phát triển, kinh tế thị trường không thể ra đời và phát triển trên nền tảng của một nền sản xuất tự nhiên .
    - Trong kinh tế thị trường mỗi cá nhân mỗi đơn vị kinh tế được tự do tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật mà nhà nước ban hành.
    - Khách hàng giữ vị trí trung tâm trong kinh tế thị trường.
    - Cạnh tranh là qui luật của kinh tế thị trường.
    - Tiền tệ hoá tất cả các quan hệ kinh tế , tiền tệ trở thành thước đo hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh thương mại.
    Kinh tế thị trường có những ưu điểm: có tính năng động, tính cân đối và tự điều chỉnh.
    Bên cạnh những ưu điểm trên thì kinh tế thị trường còn có những nhược điểm nhất định như khuynh hướng vô chính phủ ra tăng, nạn ô nhiễm môi trường, phá hoại môi sinh và các tệ nạn xã hội bùng nổ.
    * Sự vận dụng kinh tế thị trường ở Việt Nam:
    Hiện nay ở Việt Nam trên thực tế thìkinh tế thị trường ở trình độ thấp, chịu sự điều tiết vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nó vừa đảm bảo năng xuất lao động cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh doanh cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề phúc lợi xã hội. Kinh tế thị trường dựa trên cơ sở có nhiều hình thức sở hữu, có nhiều thành phần kinh tế tham gia trong đó thì kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo.
    * Hoạt động Thương mại trong cơ chế thị trường:
    Thương mại được hiểu là buôn bán.Ở Việt Nam hoạt động thương mại được hiểu là những hoạt động trao đổi lưu thông hàng hoá, dịch vụ dựa trên sự thoả thuận về giá cả. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động thương mại bao trùm rộng khắp cả mọi thị trường.
    Hoạt động thương mại có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và trên thực tế nó ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp . Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, vai trò của hoạt động thương mại ngày càng có ý nghĩa và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Trong nền kinh tế thị trường sự phát triển của ngành thương mại làm cho nền kinh tế sôi động hơn, tốc độ chu chuyển của hàng hoá và tiền tệ diễn ra nhanh chóng hơn.
    2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường
    * Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập khẩu được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể sau:
    - Nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh thương mại vì nó cung cấp cho nền kinh tế từ 60% đến 90% nguyên vật liệu chính .
    - Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
    - Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu phát triển.
    * Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu trong cơ chế thị trường:
    Nhập khẩu là hoạt động rất phức tạp về qui trình và đa dạng về hình thức. Nó thể hiện ở những đặc điểm sau:
    - Hoạt động nhập khẩu có nhiều giai đoạn nhưng có thể chia ra hai giai đoạn chính là giai đoạn mua và giai đoạn bán hàng. Hai giai đoạn này có liên hệ chặt chẽ với nhau vừa là cơ sở vừa là điêù kiện hoạt động của nhau.
    - Bạn hàng nhập khẩu là các chủ hàng nước ngoài.
    Hàng hoá được coi là hàng nhập khẩu trong các trường hợp:
    Thời điểm được tính là hàng nhập khẩu tuỳ thuộc vào phương thức giao hàng và phương thức chuyên chở.
    Một số vấn đề khác cũng rất quan trọng đó là giá nhập kho của hàng hoá nhập khẩu được tính như thế nào.

    Giá thực tế hàng nhập khẩu = Giá CIF(FOB) + Thuế nhập khẩu + Lệ phí thành toán,chi phí vận chuyển, bảo hiểm

    Giá CIF hàng hoá = Trị giá hàng hoá + Chi phí vận chuyển bảo hiểm đến ga,
    cảng sân bay nước ta

    Giá FOB hàng hóa = Trị giá hàng hoá + Chí phí vận chuyển bảo hiểm đến ga, cảng,
    sân bay nước giao hàng
    Trong nền kinh tế thị trường giá cả thường biến động nên cần có các phương pháp tính trị giá hàng bán ra phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời bảo đảm được nguồn vốn thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã đặt ra người ta có các phương pháp tính giá hàng xuất kho như sau:
    * Phương pháp giá đơn vị bình quân:
    + Bình quân cả kì dự trữ
    + Bình quân cuối kì trước
    + Bình quân sau mỗi lần nhập
    * Phương pháp nhập trước, xuất trước(FIFO)
    * Phương pháp nhập sau, xuất trước(LIFO)
    * Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo giá mua lần cuối
    * Phương pháp thực tế đích danh
    * Phương pháp giá hạch toán
     
Đang tải...