Luận Văn Kế toán CPSX & tính giá thành sản phẩm tại công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Kế toán CPSX & tính GTSP tại Cty Gốm Xây Dựng Đại Thanh


    LỜI MỞ ĐẦU



    Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh và biến động, một doanh nghiệp sản xuất muốn đứng vững, tồn tại và phát triển phải không ngừng phấn đấu tự hoàn thiện mình. Muốn vậy không có con đường nào khác là các doanh nghiệp phải tổ chức quản lý chặt chẽ các yếu tố của quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

    Bài học kinh nghiệm về tổ chức quản lý cho thấy ở đâu, nơi nào tổ chức hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành khoa học, hợp lý thì nơi đó sẽ quản lý chi phí tiết kiệm, giá thành sản phẩm hạ, đồng nghĩa với việc tăng lợi thế cạnh tranh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

    Chính vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Nó đóng vai trò trung tâm trong công tác kế toán doanh nghiệp, có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với việc tăng cường và cải tiến công tác quản trị doanh nghiệp.

    Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, người quản lý doanh nghiệp nắm được các chỉ tiêu chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lao vụ cũng như toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó phân tích các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản vật tư, lao động tiền vốn tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để có những quyết định quản lý thích hợp.

    Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh chuyên sản xuất các loại gạch ngói để phục vụ cho xây dựng. Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu xây dựng ngày càng tăng, Công ty ngày càng đẩy mạnh việc sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.


    Vì vậy, để đảm bảo đủ bù đắp và chi phí có lãi, Công ty phải coi trọng vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

    Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn, trong thời gian thực tập tại phòng tài vụ của Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh, em đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh” cho chuyên đề thực tập của mình.

    Nội dung chuyên đề này gồm các vấn đề sau:

    Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
    Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh.
    Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh.

    Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Trần Thu Phong, các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán doanh nghiệp trường Đại học Mở Hà Nội, cùng sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ phòng tài vụ Công ty Gốm Xây Dựng Đại Thanh trong quá trình em hoàn thành chuyên đề này.














    CHƯƠNGI:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.


    1.1.Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở doanh nghiệp

    1.1.1.Khái niệm chi phí sản xuất

    Để tiến hành các hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cần phỉ có 3 yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động và con người. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng là doanh nghiệp chi ra những chi phí sản xuất tương ứng.
    Như vậy: “Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định”.

    1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất

    Chi phí sản xuất bao gồm có nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau. Vì vậy, cần phải phân loại theo các tiêu thức khác nhau để có biện pháp quản lý phù hợp và hạch toán đầy đủ.

    1.1.2.1.Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí được chia thành:

    - Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp dùng cho hoạt động sản xuất.
    - Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ tiền công, tiền lương và tiền trích theo lương của công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.
    - Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định của toàn bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp.
    - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi tiêu về các loại dịch vụ đã mua ở ngoài.
    - Chi phí bằng tiền: bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí nói trên.
    Cách phân loại này có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất, cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn .

    1.1.2.2.Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí giá thành:
    - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nguyên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm.
    - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
    - Chi phí sản xuất chung: là chi phí liên quan đến quản lý và phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng ( đội sản xuất ).
    Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau.

    1.1.2.3.Phân loại chi phí sản xuất theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Căn cứ vào việc tham gia của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh toàn bộ chi phí được chia thành 3 loại:

    -Chi phí sản xuất kinh doanh gồm: những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ và quản lý hành chính.
    -Chi phí hoạt động tài chính gồm: những chi phí liên quan đến hoạt động về vốn và đầu tư tài chính.
    Cách phân loại chi phí này giúp cho việc phân định chi phí được chính xác, phục vụ cho việc tập hợp chi phí tính giá thành và xác định kết quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp việc lập báo cáo tài chính rõ ràng, nhanh chóng và kịp thời.

    1.1.2.4.Phân loại chi phí sản xuất theo cách thức kết chuyển chi phí.

    Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh chia thành 2 loại:

    -Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua.
    -Chi phí thời kỳ: là những chi phí làm giảm lợi tức trong một thời kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ lợi tức của kỳ mà chúng phát sinh.

    1.1.2.5.Phân loại chi phí theo quan hệ của chi phí với khối lượng, công việc, sản phẩm hoàn thành.

    Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và điều tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh lại được phân chia theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách này, chi phí được chia thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp:

    -Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành như chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp .Biến phí có đặc điểm:
    + Biến phí đơn vị sản phẩm không thay đổi.
    + Tổng biến phí thay đổi khi tổng sản lượng thay đổi.
    + Biến phí bằng 0 khi không có hoạt động.

    -Định phí: là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành như chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh .Định phí có đặc điểm:
    + Tổng định phí giữ nguyên khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp.
    + Định phí một đơn vị thay đổi khi sản lượng thay đổi.
    -Chi phí hỗn hợp là những chi phí gồm những yếu tố biến phí lẫn định phí như chi phí điện, nước, điện thoại .ở mức độ hoạt động căn bản chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí, qua mức độ đó nó thể hiện đặc điểm của biến phí.

    Ngoài các cách phân loại phổ biến nói trên, trong quá trình nghiên cứu, chi phí còn có thể được phân theo quan hệ với quá trình sản xuất (chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp), theo khả năng kiểm soát (chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được) .


     
Đang tải...