Luận Văn Kế toán CPSX & tính giá thành sản phẩm ở công ty kỹ thuật Hoàng Liên Sơn –Yên Bái

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Kế toán CPSX & tính GTSP ở Cty kỹ thuật Hoàng Liên Sơn –Yên Bái


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, các doanh nghiệp nhà nước chỉ còn là một bộ phận cùng song song tồn tại với hàng loạt các doanh nghiệp khác thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, cạnh tranh và khát vọng lợi nhuận đã thực sự trở thành động lực thôi thúc các doanh nghiệp nhà nước tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư vào các ngành nghề mới về cả chiều sâu lẫn chiều rộng để sản xuất ra các sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm lĩnh thị trường nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Một trong những điều quan trọng và sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là làm thế nào cho sản phẩm, hàng hoá của họ được tiêu thụ trên thị trường và được thị trường chấp nhận về các phương diện như: Giá cả, chất lượng, mẫu mã
    Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn là một Công ty chuyên về sản xuất Sứ cách điện, tuy Công ty đã trải qua nhiều khó khăn do cơ chế quản lý cũ và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.Nhưng một vài năm gần đây Công ty đã có những bước chuyển biến đáng khích lệ, sản phẩm của Công ty đã dần lấy lại được uy tín trên thị trường bộ máy quản lý nói chung, và bộ máy kế toán nói riêng đã có nề nếp hoạt động tốt, cơ sở sản xuất và dây truyền sản xuất tương đối hiện đại. Song bên cạnh đó việc phân tích thông tin kinh tế nhằm hạ giá thành sản phẩm của Công ty vẫn còn những tồn tại nhất định như chưa thường xuyên liên tục, kịp thời, chưa khai thác hết tiềm năng trong Công ty để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy nghiên cứu về công tác: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” ở Công ty là vấn đề quan trọng và cấp thiết được đặt ra.
    Là sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên với mong muốn sau này ra trường tham gia công tác tốt thì cần phải biết vận dụng những điều đã học được ở trường vào thực tiễn. Và thực tập chính là thời gian để đánh giá khả năng tiếp thu những kiến thức đã học được và chủ yếu vận dụng những kiến thức đó vào thực tế, gắn việc học đi đôi với hành. Từ những nhận định trên đồng thời xuất phát từ thực tế của cơ sở nên tôi mạnh dạn chọn đề tài:
    “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn - Yên Bái”.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    - Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn Yên Bái.
    -Phân tích tình hình giá thành, đánh giá những tiềm năng những ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục. Từ đó đề ra những giải pháp hạ giá thành sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
    3. Nội dung nghiên cứu
    -Tổng quát những vấn đề cơ bản về kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm .
    -Phân tích thực trạng tình hình hạch toán kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm của Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn Yên Bái.
    -Từ công cụ quản lý là kế toán và phân tích kinh tế đưa ra những giải pháp quản lý tốt, giá thành hạ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    -Địa điểm: Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn Thành phố Yên Bái
    -Thời gian nghiên cứu : Từ ngày 20/2 – 20/ 6 /2003
    Vì điều kiện thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu về mảng Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp sứ thuộc Công ty. Và lấy số liệu minh hoạ trong sổ sách kế toán một vài tháng của năm 2003 cho sản phẩm sứ dân dụng của xí nghiệp.
    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KẾ TOÁN VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
    1.1.1 Những quan điểm chung về kế toán
    Đứng trên quan điểm về sử dụng thông tin kế toán cho rằng: “kế toán là một phương pháp thông tin cần thiết cho nhà quản lý có hiệu quả và để đánh giá hoạt động của một tổ chức”.
    Đứng trên quan điểm người làm công tác kế toán cho rằng: “Kế toán là một khoa học thu nhập, phân loại và sử lý phân tích thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý”.
    Có quan điểm cho rằng: “ Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh”.
    Theo từ điền thuật ngữ tín dụng của Viện khoa học Tài chính thuộc Bộ Tài chính - xuất bản năm 1996 cho rằng “ Kế toán là sự ghi chép liên tục theo một thứ tự thời gian đồng thời có sự phân loại toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp bằng thước đo giá trị”. Để trên cơ sở đó tính ra các chỉ tiêu tổng hợp cần thiết của sản xuất như : Giá thành, lãi, lỗ, tình hình biến động của tài sản.
    Theo điều lệ kế toán Nhà nước thì kế toán được định nghĩa như sau: “kế toán là công việc ghi chép tính toán”. Tuy nhiên mỗi quan điểm thể hiện khía cạnh khác nhau. Các nhà khoa học đã kết luận ra nét chung nhất bản chất và chức năng của kế toán.
    Bản chất của kế toán là khoa học và nghệ thuật về ghi chép, tính toán, phân loại và tổng hợp số hiệu.
    Chức năng của kế toán là cung cấp thông tin cho nhà quản lý.
    1.1.2 Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh
    Trong bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào thì việc sản xuất phải gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất tạo nên các khoản chi phí tương ứng. Sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội là hoạt động chính của các doanh nghiệp sản xuất.
    Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định.
    1.1.2.1 Các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm
    Để tiến hành các hoạt động sản xuất thì doanh nghiệp phải có ba yếu tố cơ bản:
    -Tư liệu lao động ( Nhà xưởng, trang thiết bị và những tài sản cố định khác)
    -Đối tượng lao động ( Nguyên vật liệu, nhiên liệu )
    -Lao động của con người
    Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải phát sinh những chi phí tương ứng. Vậy chi phí là gì?
    Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn toàn bộ về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ. Tương ứng với việc sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu. Tương ứng với việc sử dụng lao động là chi phí về tiền công, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, kinh phí Công đoàn.
    Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường mọi chi phí trên đều được biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống còn chi phí về khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu, nhiên liệu là biểu hiện bằng tiền về chi phí lao động vật hóa.
    a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
    Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu. Sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ, lao vụ của tất cả các ngành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được xây dựng định mức chi phí và tổ chức quản lý đúng theo định mức.
    Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí, do đó có thể ghi chép theo phương pháp ghi trực tiếp. Các chứng từ liên quan đến chi phí nguyên vật liệu đều phải ghi đúng đối tượng chịu chi phí. Trên cơ sở đó kế toán lập bảng kê tập hợp chi phí trực tiếp cho các đối tượng có liên quan để ghi trực tiếp vào tài khoản và chi tiết theo từng đối tượng.


     
Đang tải...