Đồ Án Kế toán CPSX & tính giá thành sản phẩm ở các Doanh nghiệp trong điều kiện áp dụng thuế GTGT

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Kế toán CPSX & tính GTSP ở các Doanh nghiệp trong điều kiện áp dụng thuế GTGT


    LỜI NÓI ĐẦU

    Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai yếu tố có tác động quan trọng đến doanh số và lợi nhuận của bất cứ doanh nghiệp nào. Chính vì vậy trong phạm vi chuyên đề này, người viết sẽ phân tích các nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và kế toán giá thành sản phẩm vì đây là hai nghiệp vụ cơ bản trong công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất trên cơ sở đó mới xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , đặc biệt là trong điều kiện áp dụng thuế giá trị gia tăng hiện nay.

    Chương I
    Lý luận chung về kế toán chi phí và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

    I. CHI PHÍ SẢN XUẤT - GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
    VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN
    1. Khái niệm
    * Chi phí sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
    Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm cả chi phí về lao động vật hoá và chi phí về lao động sống. Các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị của sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Giá trị của sản phẩm, dịch vụ bao gồm 3 bộ phận: c + v + m, trong đó để tạo ra sản phẩm, các doanh nghiệp phải bỏ ra 2 bộ phận chi phí là c và v. Còn bộ phận thứ 3 (m) là giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình sản xuất sản phẩm.
    Về bản chất chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau, thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều giống nhau. Và thực chất, chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định - đó chính là bộ phận vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh.
    * Giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất một khối lượng sản phẩm nhất định.
    Giá thành sản xuất sản phẩm được tính toán, xác định theo từng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể hoàn thành và chỉ tính cho những sản phẩm đã hoàn thành toàn bộ quy trình sản xuất (tức là thành phẩm) hoặc hoàn thành một số giai đoạn công nghệ nhất định (nửa thành phẩm).
    * Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các chi phí sản xuất đã được tập hợp. Giá thành sản phẩm chính là phần chi phí sản xuất được tính cho một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng sản phẩm nhất định.
    Chi phí sản xuất được xác định theo một kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến số chi phí đó có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Ngược lại, giá thành sản phẩm bao gồm những chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ mà không xét đến nó được chi vào thời kỳ nào. Như vậy trong giá thành của sản phẩm sản xuất ra trong kỳ này, có thể bao gồm cả những chi phí đã chi ra trong kỳ trước (hoặc nhiều kỳ trước), đồng thời có thể chi phí chi ra trong kỳ này, lại nằm trong giá thành của sản phẩm ở kỳ sau (hoặc nhiều kỳ sau).
    Do số lượng chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang cho sản phẩm hoàn thành kỳ này thường không nhất trí với số lượng chi phí sản xuất kỳ này chuyển sang cho sản phẩm hoàn thành kỳ sau, nên tổng giá thành của sản phẩm sản xuất trong kỳ thường không nhất trí với tổng số chi phí đã chi ra trong kỳ đó.
     
Đang tải...