Luận Văn Kế toán chi phí & tính giá thành ở doanh nghiệp vận tải

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán chi phí & tính giá thành ở doanh nghiệp vận tải
    Lời nói đầu

    Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (1986, nước ta chuyển từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp từ doanh nghiệp Nhà nước đến doanh nghiệp tư nhân đều phải hoạt động có hiệu quả, đảm bảo có đủ sức cạnh tranh để đứng vững trên thị trường. Đối với doanh nghiệp công tác kế toán có vai trò quan trọng, giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
    Trong những năm gần đây, cơ cấu nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tăng dần tỉ trọng của các ngành dịch vụ. Trong đó, dịch vụ vận tải đóng một vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan, du lịch ngày một nhiều của dân cư. Để các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hoạt động có hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đòi hỏi công tác kế toán phải được thực hiện tốt, đặc biệt là kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải, có tổng hợp chi phí sản xuất đúng, tính giá thành đúng thì doanh nghiệp mới đánh giá được chính xác hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra các giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp .
    Ngành vận tải là một ngành dịch vụ đa dạng, bao gồm nhiều loại hình hoạt động như vận tải ô tô, vận tải đường sắt, vận tải biển, đường sông, vận tải hàng không, vận tải thô sơ . Mỗi loại hình vận tải trên đều có những đặc điểm đặc thù chi phối đến công tác kế toán . Trong bài viết này, tôi chỉ xin đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp vận tải ô tô.
    Bài viết của tôi bao gồm những phần chính sau:
    - Phần 1: Những vấn đề lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành ở doanh nghiệp vận tải (DNVT)
    - Phần 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành ở và những ý kiến đề xuất.

    I. Thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành ở DNDV
    II. Những ý kiến đề xuất.

    Phần I
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH
    GIÁ THÀNH Ở DOANH NGHIỆP VẬN TẢI

    I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
    Vận tải là ngành sản xuất đặc biệt, sản phẩm vận tải là quá trình di chuyển hàng hoá, hành khách từ nơi này đến nơi khác và được đo bằng các chỉ tiêu tấn, km, người, kw. Chỉ tiêu chung của ngành vận tải là tấn, km tính đổi.
    Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ vận tải (DVVT) có những đặc điểm cơ bản sau:
    - DVVT quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác nhau: Giáo dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hoá và vận chuyển hành khác, thanh toán hợp đồng, lập kế hoạch điều vận và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch vận chuyển. - Lái xe và phương tiện làm việc chủ yếu bên ngoài doanh nghiệp hoạt động DVVT khi hoàn thành cũng có nghĩa là sản phẩm được tiêu thụ, người thực hiện hoạt động DVVT cũng là người tiêu thụ sản phẩm.
    - Sản phẩm DVVT không có hình thái vật chất cho nên không có quá trình nhập - xuất kho thành phẩm.
    - Phương tiện vận tải là tài sản cố định chủ yếu và quan trọng không thể thiếu trong quá trình thực hiện DVVT. Các phương tiện này bao gồm nhiều loại có tính năng, tác dụng, hiệu suất và mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khác nhau. Điều này có ảnh hưởng lớn đến chi phí và doanh thu dịch vụ.
    - Việc khai thác, vận chuyển phụ thuộc khá lớn vào cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu, phà và điều kiện địa lý, khí hậu .
    II. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DVVT
    1) Nội dung và phạm vi chi phí vận tải
    Chi phí vận tải là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá cần thiết chi ra cho quá trình hoạt động DVVT trong một thời kỳ nhất định. Ngoài ra còn bao gồm một phần nhỏ thu nhập thuần tuý của xã hội như BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn.
    Việc xác định chi phí cho 1 thời kỳ nhất định có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm DVVT, nhằm giới hạn những chi phí cấu thành nên giá thành DVVT.
    2) Phân loại chi phí vận tải
    Chi phí vận tải có thể được phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Mỗi tiêu chuẩn phân loại có mục đích, yêu cầu và tác dụng riêng trong công tác quản lý chi phí .
    a/ Phân loại theo công dụng kinh tế
    Đối với loại hình vận tải ô tô, các chi phí phân loại theo công dụng bao gồm:
    1. Tiền lương của lái, phụ xe
    2. BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của lái, phụ xe
    3. Nhiên liệu
    4. Vật liệu
    5. Chi săm lốp
    6. Chi phí sửa chữa TSCĐ
    7. Khấu hao phương tiện
    8. Chi phí công cụ, dụng cụ
    9. Chi phí dịch vụ mua ngoài
    10. Các khoản chi phí khác
    b/ Phân loại chi phí vận tải theo mối quan hệ với doanh thu
    + Chi phí biến đổi
    Chi phí biến đổi là những khoản chi phí khi doanh thu vận tải tăng hay giảm thì số tiền chi phí cũng tăng hay giảm theo những chi phí cho một đơn vị doanh thu (tỉ chất chi phí ) thì hầu như không đổi.
    + Chi phí cố định
    Chi phí cố định là những khoản chi phí khi doanh thu vận tải tăng hay giảm thì số tiền chi phí không đổi hoặc tăng, giảm không đáng kể nhưng chi phí cho một đơn vị doanh thu thì thay đổi theo chiều ngược lại.
    Phân loại theo tiêu chuẩn này có ý nghĩa và tác dụng lớn trong việc xác định điểm hoà vốn, dự toán chi phí và phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp .
    c/ Phân loại theo nội dung chi phí
    Theo tiêu chuẩn này, chi phí vận tải bao gồm
    1. Chi phí vật liệu trực tiếp
    2. Chi phí nhân công trực tiếp
    3. Chi phí sản xuất chung
    Cách phân loại này phù hợp với việc phân loại trong kế toán tài chính để sử dụng các tài khoản kế toán hợp lý theo chế độ kế toán chung.
    3) Giá thành DVVT
    Giá thành DVVT là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh chất lượng công tác quản lý của DVVT. Thông qua chỉ tiêu giá thành, có thể xác định được hiệu quả sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp cũng như đánh giá một cách có cơ sở các biện pháp tổ chức quản lý, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hình thành các DVVT cho khách hàng.
    Giá thành là giới hạn bù đắp chi phí vận tải, là căn cứ để xác định khả năng bù đắp chi phí trong quá trình thực hiện DVVT, là xuất phát điểm xác định cước phí DVVT.
    Theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành, giá thành sản xuất của hoạt động dịch vụ bao gồm:
    - Chi phí vật tư trực tiếp: Gồm các chi phí về nhiên liệu, vật liệu, động lực trực tiếp để sử dụng cho các hoạt động dịch vụ.
    - Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản trả cho người lao động trực tiếp thực hiện DVVT như tiền lương, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của lái xe, phụ xe hoặc những người trực tiếp bốc xếp trong dịch vụ bốc xếp.
    - Chi phí sản xuất chung: Gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các bộ phận kinh doanh dịch vụ như chi phí về công cụ đồ dùng, chi phí mua ngoài, khấu hao TSCĐ và các chi phí khác.
    Nhân viên kế toán và các nhà quản lý phải phân biệt các loại giá thành nhằm quản lý tốt quá trình tính giá thành.
    Trên góc độ kế hoạch hoá, giá thành DVVT bao gồm:
     
Đang tải...