Thạc Sĩ Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 19/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong lịch sử ngành Thuế Việt Nam còn ghi nhận hình thức sơ khai của thuế thu nhập doanh nghiệp đó là Thuế lãi doanh nghiệp, Thuế lợi tức tổng hợp do Nha thuế trực thu Việt Nam thi hành và kiểm soát. Sau Cách mạng tháng Tám thành công và thành lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ở Miền Bắc từ năm 1954 đã tiến hành khôi phục, cải tạo nền kinh tế, bước vào thời kỳ quá độ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội. Sau khi thống nhất đất nước, từ năm 1975 đến năm 1986, nền kinh tế cả nước được vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Nhà nước thực hiện chế độ quản lý kinh tế toàn diện đối với các xí nghiệp thông qua việc giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh bằng các chỉ tiêu Pháp lệnh. Các xí nghiệp quốc doanh trong giai đoạn này không phải nộp Thuế thu nhập doanh nghiệp vì tất cả hàng hóa của các xí nghiệp quốc doanh sản xuất ra được nộp cho Nhà nước và được phân phối lại, tập trung hoàn toàn cho công cuộc kháng chiến.
    Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý mới, nhà nước kiểm soát nền kinh tế bằng luật pháp. Cùng với công cuộc cải cách Thuế bước I năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành. Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm và không còn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã được ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam số 03/1997/QH9 được Quốc hội thông qua ngày 10/05/1997. Chính phủ ban hành Nghị định 30/1998/NĐ-CP ngày 13/05/1998 quy định chi tiết thi hành luật thuế Thu nhập doanh nghiệp. Đến năm 2003, Quốc hội ban hành mới Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày 17/06/2003. Nghị định 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 thay thế Nghị định số 164/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế Thu nhập doanh
    - 2 -
    nghiệp và Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 06/08/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 164/NĐ-CP.
    Cùng với việc ban hành Luật Thuế và các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành, Bộ tài chính ban hành các thông tư hướng dẫn kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngày 01/07/1998, Bộ tài chính ban hàng thông tư 100/1998/TT-BTC hướng dẫn kế toán Thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp. Trong quá trình mở cửa hội nhập, Việt Nam đã xây dựng những chuẩn mực kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế. Chuẩn mực kế toán Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 17 (VAS17) được ban hành theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng bộ tài chính về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4). Trong khi kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp đã được quốc tế chuẩn mực hóa và áp dụng vào thực tiễn từ gần 30 năm trước. Bản dự thảo đầu tiên cho kế toán Thuế thu nhập được trình bày từ tháng 4 năm 1978 và tiếp theo là chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 12 ra đời tháng 1 năm 1979. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, một số quốc gia trên thế giới đang áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế số 12 (năm 2000) có hiệu lực thi hành từ tháng 1 năm 2001.
    VAS17 được xây dựng dựa trên IAS12, trên cơ sở bổ sung những vấn đề phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, đồng thời lược bớt đi những vấn đề chưa phù hợp với nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
    Mặc dù được sửa đổi bổ sung nhiều lần trong 30 năm qua, IAS12 vẫn được mang ra tranh cãi trong các cuộc họp hàng quý. (webside Deloitte -- IASPlus). Những người quan tâm đang cố gắng đi tìm sự thống nhất và hoàn thiện cho FASB Statement 109 và IAS12. VAS17 được soạn thảo dựa trên IAS12 nên nó cũng nằm trong sự vận động này. Bộ tài chính ban hành thông tư 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế toán 06 chuẩn mực kế toán ban hành đợt 4, trong đó có VAS17. Sau hơn một năm có hiệu lực thi hành, VAS17 vẫn còn mới mẽ cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. VAS17 đã hoàn chỉnh và thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam và cho cơ quan Thuế hay chưa, đang còn là vấn đề được xem xét?

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là một chi phí không nhỏ cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, cũng như của các cổ đông. Việc phản ánh sai lệch Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hay Nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả ảnh hưởng quan trọng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhất là cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán. Mặt khác, sau khi gia nhập WTO, ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam. Họ mong muốn có được một hệ thống kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là kế toán liên quan đến lĩnh vực thuế, một mối liên hệ quan trọng với chính phủ.

    Luận văn KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP được nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và thực hiện VAS17 trong bối cảnh hội nhập toàn cầu này.
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nhằm làm rõ cơ sở khoa học của việc xác định, cách ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính các khoản chênh lệch tạm thời chịu Thuế thu nhập doanh nghiệp ở các doanh nghiệp Việt Nam.
    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Trong khuôn khổ của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định trong VAS17 và áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

    Nội dung nghiên cứu bao gồm:
    - Hệ thống cở sở lý luận về Thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành.
    - Thực trạng của việc áp dụng kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.
    - Trên cơ sở lý luận và thực trạng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đưa giải pháp về việc xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu Thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...