Báo Cáo Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH xây dựng Bách Khoa

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Cạnh tranh luôn là vấn đề hàng đầu trong nền kinh tế thị trường với sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Nước ta trong thời gian qua đã có những biến động về giá cả thị trường như giá vật tư, công cụ dụng cụ, đồ dùng liên tục tăng, đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Trước tình hình giá cả biến động như hiện nay, sự cạnh tranh càng mạnh mẽ hơn, giá giữ vai trò quan trọng hơn trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
    Cạnh tranh về giá chính là một trong những công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận. Thông qua tiết kiệm chi phí sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho việc hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh nhờ cắt giảm chi phí nhưng vẫn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
    Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính tại doanh nghiệp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một nội dung phức tạp trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp bởi tất cả các nội dung và phương pháp hạch toán về nguyên liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương, khấu hao TSCĐ, đều tác động đến giá thành. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác nguồn lực tiềm tàng, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản . Do đó, người làm kế toán là người am hiểu sâu rộng và nắm vững về nghiệp vụ chuyên môn, phải nhận diện chi phí để giá thành phản ánh đúng bản chất của nó. Vì thế công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm càng giữ vai trò quan trọng hơn. Đối với người quản lý thì chi phí là mối quan tâm hàng đầu bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã bỏ ra, Do đó, quản lý chi phí, đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là công việc cần thiết để đảm bảo lợi nhuận và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vấn đề này mà tôi đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH xây dựng Bách Khoa”.

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Việc nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH xây dựng Bách Khoa nhằm mục tiêu:


    Tìm hiểu hoạt động và công tác tổ chức kế toán tại Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với đặc trưng là hoạt động trong lĩnh vực xây lắp.
    Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực tế doanh nghiệp xây lắp.
    Đồng thời đề ra một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp sử dụng tốt tiềm năng về lao động, vật tư và vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Từ mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào những vấn đề sau:


    Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
    Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH xây dựng Bách Khoa.
    Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm san lắp của công ty

    1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu:
    Sử dụng số liệu thứ cấp:


    Thu thập số liệu từ phòng kế toán.
    Tham khảo sách báo và những tài liệu có liên quan.
    1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu:
    Sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp số liệu.

    1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đề tài này nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, mà cụ thể là giá thành san lấp Mặt Bằng Khu Công Nghiệp Bình Hoà giai đoạn II tại Công ty TNHH Bách khoa.
    Số liệu dùng để nghiên cứu là số liệu năm 2007.
    Công ty thực hiện nhiều công trình như: san lấp, xây dựng dân dụng, giao thông nhưng đề tài chỉ nghiên cứu hạch toán công trình san lấp của công ty.












    Chương 2
    CƠ SỞ LÝ LUẬN​ ​ 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
    2.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
    2.1.1.1 Khái niệm chi phí
    Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí vật chất phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản khác nhau như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công,
    Chi phí sản xuất phát sinh một cách khách quan, thay đổi không ngừng gắn liền với sự đa dạng và phức tạp của từng loại hình sản xuất kinh doanh.
    Chi phí sản xuất có thể được phân loại thành nhiều tiêu thức khác nhau. Sau đây là 3 tiêu thức quan trọng và được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các doanh nghiệp.
    2.1.1.2. Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí
    Theo cách phân loại này thì các chi phí có cùng nội dung kinh tế được sắp xếp chung vào một yếu tố, không phân biệt chi phí phát sinh ở đâu, dùng để sản xuất ra sản phẩm gì. Chi phí sản xuất được phân thành 5 yếu tố:


    Chi phí nguyên vật liệu
    Chi phí nhân công
    Chi phí khấu hao tài sản cố định
    Chi phí dịch vụ mua ngoài
    Chi phí khác bằng tiền
    2.1.1.3 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân loại. Với doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất được chia thành 4 loại:


    Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm tất cả chi phí nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho thi công xây lắp như:
    - Nguyên vật liệu chính: gỗ, gạch, cát, đá,
    - Vật liệu phụ: đinh kẽm, dây buộc,
    - Nhiên liệu: dầu, than, điện,
    - Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn,
    - Giá trị thiết bị đi kèm với vật kiến trúc: thiết bị vệ sinh, thiết bị thông gió, chiếu sáng,


    Chi phí nhân công trực tiếp
    Bao gồm:
    - Tiền lương nhân công trực tiếp tham gia xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị.
    - Tiền công vận chuyển, khuân vác máy móc từ chỗ để công trình đến nơi xây dựng.
    - Phụ cấp làm thêm giờ, các khoản phụ cấp có tính chất lương như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp môi trường làm việc,
    - Lương phụ
    Không bao gồm:
    Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất; lương của công nhân vận chuyển ngoài công trường, lương nhân viên thu mua, bốc dỡ, lương công nhân điều khiển sử dụng máy thi công,


    Chi phí sử dụng máy thi công
    Bao gồm:
    - Chi phí nhân công: lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển, phục vụ xe máy thi công.
    - Chi phí nguyên vật liệu, công cụ phục vụ máy thi công.
    - Chi phí khấu hao máy thi công.
    - Chi phí dịch vụ mua ngoài
    - Chi phí bằng tiền khác
    Không bao gồm: BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân sử dụng và phục vụ máy thi công.


    Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ chi phí tổ chức và phục vụ xây lắp phát sinh trong phạm vi phân xưởng như:
    - Chi phí nhân viên phân xưởng: lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phải trả nhân viên quản lý đội xây dựng, BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng và phục vụ máy thi công, nhân viên quản lý tổ đội thi công.
    - Chi phí vật liệu: vật liệu dùng để sữa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng,
    - Chi phí dụng cụ sản xuất
    - Chi phí dịch vụ mua ngoài
    - Chi phí khác bằng tiền

    2.1.1.4 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh. Chi phí được chia thành 2 loại:


    Chi phí sản phẩm: là những chi phí liện quan trực tiếp đến việc sản xuất hoặc mua hàng hóa. Đối với sản phẩm xây lắp thì chi phí sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
    Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh; bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài và trong kỳ không có hoặc có ít doanh thu thì chúng được tính thành phí tổn của kỳ sau.
    Ngoài ra còn có các cách phân loại khác:


    Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:
    - Chi phí trực tiếp
    - Chi phí gián tiếp


    Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí:
    - Chi phí khả biến
    - Chi phí bất biến
    - Chi phí hổn hợp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...