Luận Văn Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê và đánh giá lại vật liệu theo phương pháp kê khai thưêng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê và đánh giá lại vật liệu theo phương pháp kê khai thưêng xuyên
    LỜI MỞ ĐẦU



    Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, mỗi DN sản xuất luôn phải nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã với chi phí sản xuất nhỏ nhất có thể được. Đóng vai trò là yếu tố vào của quá trình sản xuất, nguyên vật liệu chính là một trong những nhân tố quyết định đến vấn đề đó. Chính vì vậy, DN phải có kế hoạch quản lý tốt nguyên vật liệu, đảm bảo cung cấp vật tư đầy đủ và kịp thời cả về số lượng và chất lượng.
    Một trong những công cụ sắc bén giúp cho DN quản lý nguyên vật liệu đạt hiệu quả, đó là kế toán. Với việc tổ chức khoa học hợp lý, kế toán sẽ đưa ra những thông tin chính xác giúp lãnh đạo công ty có những quyết định đắn nhất có lợi cho công ty.
    Trong quá trình thực hiện chuyên đề này, em đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo. Tuy nhiên, với trình độ còn hạn chế nên chắc chắn chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được tiếp thu và vô cùng cảm ơn những ý kiến đóng góp, chỉ bảo để em có điều kiện bổ xung và nâng cao kiến thức của mình.

















    PHẦN I

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG TRONG CÁC DN SẢN XUẤT
    1. VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC KẾ TOÁN NVL:
    1.1 Đặc điểm và vị trí của vật liệu trong quá trình sản xuất:
    Trong các DN sản xuất, vật liệu là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là đối tượng lao động, cấu thành nên thực thể sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, các loại đối tượng lao động được chuyển hoá toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm mới và hình thành chi phí NVL trực tiếp.
    Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. NVL không chỉ làm đầu vào cho quá trình sản xuất mà còn là một bộ phận của hàng tồn kho được theo dõi, bảo quản và lập dự phòng khi cần thiết.
    Từ các đặc điểm trên, vật liệu có một vị trí rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của DN. Do đó phải tổ chức tốt công tác kế toán vật liệu để theo dõi tình hình quản lý và sử dụng vật liệu, giúp cho việc xác định giá thành sản phẩm một cách đúng đắn.
    1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán đối với việc quản lý và sử dụng NVL:
    Kế toán vật liệu là việc ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời số liệu hiện có và tình hình luân chuyển, dự trữ NVL. Thông qua các số liệu kế toán, người ta có thể biết được chất lượng, số lượng, giá trị của từng loại NVL, để từ đó có biện pháp quản lý vật liệu, có kế hoạch cung ứng kịp thời phục vụ sản xuất, hạn chế sự hao hụt, lãng phí NVL, hạ giá thành sản phẩm.
    Để phát huy được vai trò của mình đối với việc quản lý vật liệu, kế toán vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
    _ Ghi chép để phản ánh đầy đủ, kịp thời số liệu hiện có và tình hình luân chuyển của vật liệu cả về giá trị và hiện vật. Tính toán đúng trị giá vốn thực tế của vật liệu nhập, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho yêu cầu quản lý DN.
    _ Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua vật tư, kế hoạch sử dụng vật liệu cho sản xuất.
    _ Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho.
    _ Tiến hành kiểm kê vật liệu, phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vật liệu, lập đầy đủ kịp thời các báo cáo về nhập, xuất, tồn và sử dụng vật liệu theo đúng chế độ quy định.
    Trên đây là các nhiệm vụ của tổ chức kế toán NVL. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên DN phải:
    - Có đầy đủ hệ thống kho tàng bảo quản vật liệu, phương tiện cân, đong, đo, đếm cần thiết.
    - Vật liệu trong kho phải sắp xếp khoa học thuận lợi cho việc nhập, xuất và kiểm kê.
    - Xây dựng các định mức dự trữ, định mức tiêu hao vật liệu.
    - Mở sổ danh điểm vật liệu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, tránh nhầm lẫn, đơn giản hoá việc đối chiếu giữa khop và phòng kế toán.
    2. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NVL:
    2.1 Phân loại vật liệu:
    Mỗi DN do tính chất đặc thù trong sản xuất kinh doanh nên sử dụng những loại khác nhau. Phân loại vật liệu là việc nghiên cứu sắp xếp vật liệu theo từng nội dung, công dụng, tính chất thương phẩm của chúng nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị DN. Có nhiều cách phân loại như: phân loại theo công dụng kinh tế, theo nguồn hình thành, theo quyền sở hữu .
    Tuỳ theo mục đích sử dụng và quản lý mà có thể phân loại vật liệu theo cách này hay cách khác. Trong các DN sản xuất, vật liệu thường được phân loại theo công dụng kinh tế
    Theo cách phân loại này vật liệu được chia thành các loại sau:
    - Nguyên vật liệu chính: Trong các DN khác nhau thì NVL chính cũng gồm các loại vật liệu khác nhau như: sắt, thép, xi măng, gạch . trong xây dựng cơ bản, vải trong DN may . đó là những đối tượng cấu thành nên thực thể sản phẩm. NVL chính dùng vào sản xuất hình thành nên chi phí vật liệu trực tiếp.
    - Vật liệu phụ: Là các loại vật liệu được sử dụng để làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất, bao gói sản phẩm như thuốc nhuộm, thuốc tẩy, sơn, dầu nhờn .
    - Nhiên liệu: Được sử dụng phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh như: xăng, dầu, than, củi, khí ga .
    - Phụ tùng thay thế: Gồm các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải .
    - Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp như: công cụ, khí cụ, vật kết cấu dùng cho công tác xây lắp, xây dựng cơ bản.
    - Vật liệu khác là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể trên, các loại vật liệu do quá trình sản xuất loại ra, phế liệu thu hồi từ việc thanh lý TSCĐ
    Nếu căn cứ vào nguồn gốc NVL thì toàn bộ NVL trong DN được chia thành NVL mua ngoài và NVL tự chế biến, gia công.
    Nếu căn vào mục đích và nơi sử dụng NVL thì toàn bộ NVL của DN được chia thành NVL trực tiếp dùng vào sản xuất kinh doanh và NVL dùng cho các nhu cầu khác như quản lý phân xưởng, quản lý DN, tiêu thụ sản phẩm.
    2.2 Đánh giá NVL:
    2.2.1 Nguyên tắc đánh giá:
    Vật liệu hiện có ở DN được phản ánh trong sổ kế toán và báo cáo kế toán theo trị vốn thực tế, tức là toàn bộ số tiền DN bỏ ra để có được số vật liệu đó.
     
Đang tải...