Luận Văn Kế toán các loại dự phòng trong Doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán các loại dự phòng trong Doanh nghiệp




    LỜI MỞ ĐẦU

    Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, nền kinh tế Việt Nam rất cần được khôi phục và phát triển vì vậy cơ chế tập trung bao cấp đã không còn phù hợp. Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã thực sự là một cuộc cải cách khi chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường. Đây là một bước ngoặt lớn tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chủ trương trên đặt các doanh nghiệp trong nước trước nhiều cơ hội và thử thách mới.Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế là sự kiện toàn của chế độ kế toán doanh nghiệp . Hạch toán các nghiệp vụ dự phòng là một phần quan trọng trong chế độ kế toán Việt Nam đã được ban hành ngày 01/11/1995.
    Trong kinh doanh, để hạn chế những thiệt hại và chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro do các tác nhân khách quan, giảm giá vật tư, hàng hoá , giảm giá các khoản vốn .hoặc thất thu các khoản nợ, phải thu có thể phát sinh Doanh nhiệp cần thự hiện chính sách dự phòng, giảm gía trị thu hồi của vật tư tài sản, tiền vốn trong kinh doanh. Việc lập dự phòng giúp các doanh nghiệp nắm thế chủ động trong việc xử lý rủi ro xảy ra đồng thời có kế hoạch kinh doanh hợp lý để có thể luôn đứng vững trong môi trường có tính cạnh tranh cao của nền kinh tế.
    Để tìm hiểu một phần công tác kế toán trong các doanh nghiệp ở Việt Nam em chọn đề tài: “Kế toán các loại dự phòng trong doanh nghiệp ”. Đề án này được viết dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ quá trình học tập và sự tích luỹ từ việc tham khảo các tai liệu, giáo trình do khoa kế toán /trường Đại học Kinh tế Quốc dân biên soạn, các tạp chí kế toán , tạp chí nghiên cứu kế toán , các thông tư hướng dẫn sửa đổi chế độ kế toán , các quy định của Bộ tài chính và sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn. Do còn nhiều hạn chế về trình độ và kinh nghiệm nên bài viết còn nhiều sai sót, em kính mong nhận được sự góp ý tận tình của thầy cô giáo để bài viết hoàn thiện hơn.



    I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC NGHIỆP VỤ DỰ PHÒNG
    1. Khái niệm

    - Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa thực chi vào chi phí kinh doanh, chi phí đầu tư tài chính của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết để bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ sau.
    - Dự phòng giảm giá tài sản cố định là sự phản ánh giảm giá tài sản do những nguyên nhân mà hậu quả của nó không chắc chắn từ đó xác định đúng giá thực của nó.
    2. Ý nghĩa của dự phòng
    - Dự phòng làm tăng tổng số chi phí , do vậy nó đồng nghĩa với việc tạm thời giảm thu nhập ròng của niên độ báo cáo- niên độ lập dự phòng. Bộ tài chính quy định ghi nhận sự giảm giá của các tài sản vào chi phí của doanh nghiệp . Do đó ý nghĩa của các khoản dự phòng giảm giá đối với doanh nghiệp thể hiện ở các phương diện sau:
    +Phương diện kinh tế: Các khoản dự phòng cho phép doanh nghiệp luôn thực hiện được nguyên tắc hạch toán tài sản theo phí gốc lại vừa có thể ghi nhận trên báo cáo tài chính của mình giá thực tế của tài sản.Vì vậy nó làm cho bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá thực tế của tài sản.
    +Phương diện tài chính : Do dự phòng giảm giá có tác dụng làm giảm lãi niên độ nên nó tạo lập cho mỗi doanh nghiệp một số vốn đáng kể để bù đắp các khoản giảm giá tài sản thực sự phát sinh và tài trợ các khoản chi phí hay lỗ đã dự phòng khi các chi phí này phát sinh ở niên độ sau. Thực chất các khoản dự phòng là một nguồn tài chính của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp khắc phục trước mắt những thiệt hại có thể xảy ra trong kinh doanh. Tạm thời nó nằm trong mục các tài sản lưu động trước khi được sử dụng thực sự.
    +Phương diện quản lý nhà nước: Dự phòng và những lợi ích của nó được nhìn nhận như một đối sách tài chính cần thiết để duy trì doanh nghiệp , tạo thu lâu dài vào ngân sách nhà nước.
    +Phương diện thuế khoá: Dự phòng giảm giá được ghi nhận như một khoản chi phí làm giảm lợi tức phát sinh để tính toán ra số lợi tức thực tế.
    3. Thời điểm và nguyên tắc xác lập dự phòng.
    a. Thời điểm xác lập dự phòng
    Theo chế độ kế toán , Bộ tài chính quy định việc xác định dự phòng giảm giá về đối tượng cũng như mức độ dự phòng cần lập hay hoàn nhập phải đựơc thực hiện vào cuối mỗi niên độ kế toán , trước khi lập báo cáo tài chính .-
    b. Nguyên tắc xác lập dự phòng
    - Nguyên tắc chung: Một khoản dự phòng chỉ có thể được lập trong trường hợp sự giảm giá trị là không thể tránh khỏi hoặc các rủi ro và phí tổn do các sự cố đã được hoặc sẽ có khả năng xảy ra đã được biết cụ thể về nội dung nhưng chưa biết chắc chắn diễn biến thế nào.
    - Ngoài ra, việc trích lập dự phòng giảm giá tài sản phải đảm bảo 4 nguyên tắc sau:
    + Việc trích lập dự phòng phải dựa trên các bằng chứng tin cậy về giảm giá của từng đối tượng cụ thể. Nói cách khác, việc trích lập dự phòng phải dựa trên các dự báo và thực tế đã xảy ra trên suốt niên độ báo cáo. Theo quy định thì các khoản giảm giá tài sản được ghi nhận vào chi của doanh nghiệp nên nó làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp . Do đó, doanh nghiệp không thể dựa trên những bằng chứng không chắc chắn về việc giảm giá tài sản để lập dự phòng một cách tuỳ tiện làm cho việc lập dự phòng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả sản xuất kinh doanh.
    + Việc trích lập dự phòng không vượt quá số lợi nhuận thực tế phát sinh của doanh nghiệp vì nếu mức độ dự phòng được trích lập của doanh nghiệp lớn hơn số lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp thì có nghĩa là chi phí của doanh nghiệp bị tăng lên một khoản lớn so với lợi nhuận thực tế. Do đó, số lợi nhuận trên sổ sách lúc này của doanh nghiệp sẽ là âm nói cách khác là doanh nghiệp sẽ bị lỗ.
    + Vì mỗi loại vật tư, hàng hoá, chứng khoán có một mức giảm giá khác nhau nên việc trích lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư hàng hoá, từng loại chứng khoán bị giảm giá, từng khoản nợ phải thu khó đòi. Sau đó phải tổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết dự phòng từng loại.
    + Việc trích lập dự phòng phải do Hội đồng với các thành viên bắt buộc là Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng vật tư ( hoặc Trưởng phòng kinh doanh) tiến hành.
    4. Phân loại dự phòng giảm giá tài sản
    Xuất phát từ giảm giá của một số loại tài sản hay xảy ra ở Việt Nam, dự phòng giảm giá tài sản của các doanh nghiệp Việt Nam được chia thành các loại như sau:
    -Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính , trực tiếp là dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn.
    -Dự phòng giảm giá các loại hàng tồn kho (vật tư, hàng hoá, sản phẩm dở dang, sản phẩm hoàn thành đang tồn đọng theo nhu cầu thực tế hoặc đang chờ thanh lý, xử lý.
    -Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Thực hiện với các khách hàng nghi ngờ về việc khả năng có thể trả nợ.
    II.CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ CÁC NGHIỆP VỤ DỰ PHÒNG
    Theo khuôn mẫu do uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế công bố, một yếu tố chỉ được ghi nhận là tài sản và đựợc trình bày trên báo cáo tài chính khi thoả mãn hai điều kiện là có khả năng mang lại lợi ích cho tương lai và giá phí của nó được xác định một cách đáng tin cậy. Nếu không thoả mãn hai điều kiện trên thì không được ghi nhận là tài sản mà được ghi vào chi phí thời gian. Vì vậy ở nhiều quốc gia ở cuối niên độ, kế toán sẽ tiến hành lập dự phòng đối với những khoản mục không đáp ứng với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cũng như lập dự phòng cho những rủi ro và chi phí phát sinh trong tương lai căn cứ theo những sự kiện đã xảy ra trong hiện tại. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia chế độ kế toán về các nghiệp vụ dự phòng có sự khác biệt tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán của riêng quốc gia đó.
     
Đang tải...