Tiến Sĩ Kế toán các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Kế toán các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    Trang bìa phụ
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    MỞ ĐẦU 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1
    2. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU 2
    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 12
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 13
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
    6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 15
    7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 16
    Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ
    TÀI CHÍNH PHÁI SINH NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO
    TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 17
    1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
    NHỮNG RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 17
    1.1.1. Đặc điểm hoạt động xuất nhập khẩu 17
    1.1.2. Rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 19
    1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 23
    1.2.1. Khái niệm và vai trò của công cụ tài chính phái sinh 23
    1.2.2. Lịch sử ra đời của công cụ tài chính phái sinh 24
    1.2.3. Các loại công cụ tài chính phái sinh 31
    1.3. PHÒNG NGỪA RỦI RO BẰNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 41
    1.3.1. Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn 41
    1.3.2. Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tương lai 42
    1.3.3. Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng quyền chọn 44
    1.3.4. Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng hoán đổi 46
    1.4. KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
    NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO 47
    1.4.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế và của các nước
    về CCTC phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro 47
    1.4.2. Kế toán các công cụ tài chính phái sinh
    nhằm phòng ngừa rủi ro của các nước 58
    Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
    PHÁI SINH NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG
    CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG 61
    2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
    TẠI ĐÀ NẴNG 61
    2.1.1. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu và vai trò của nó trong nền kinh tế 61
    2.1.2. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh
    của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng 62
    2.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng ảnh hưởng đến
    kế toán các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro 65
    2.2. THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
    VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO
    TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG 68
    2.2.1. Thực trạng cơ sở pháp lý về công cụ tài chính phái sinh 68
    2.2.2. Thực trạng về thị trường công cụ tài chính phái sinh 73
    2.2.3. Thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro
    trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng 83
    2.3. THỰC TRẠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ KẾ TOÁN CÁC
    CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO 90
    2.3.1. Cơ sở pháp lý về kế toán các công cụ tài chính phái sinh quy định
    cho các tổ chức tín dụng 90
    2.3.2. Cơ sở pháp lý về kế toán các công cụ tài chính phái sinh
    nhằm phòng ngừa rủi ro áp dụng cho doanh nghiệp 91
    2.4. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
    NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC
    DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG 99
    2.4.1. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán 100
    2.4.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 101
    2.4.3. Phương pháp kế toán 103
    2.4.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán 107
    2.4.5. Trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính 107
    2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KẾ TOÁN
    CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH NHẰM PHÒNG NGỪA
    RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG 108
    2.5.1. Đánh giá thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh
    nhằm phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng 108
    2.5.2. Đánh giá thực trạng cơ sở pháp lý về kế toán các
    công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro 112
    2.5.3. Đánh giá thực trạng kế toán các công cụ tài chính phái sinh
    nhằm phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng 114
    2.6. KINH NGHIỆM KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
    NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC
    VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG 119
    2.6.1. Kinh nghiệm kế toán các công cụ tài chính phái sinh
    nhằm phòng ngừa rủi ro của các địa phương khác 119
    2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng 122
    Chương 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
    PHÁI SINH NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG
    CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG 125
    3.1. SỰ CẦN THIẾT SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
    NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC
    DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG 125
    3.1.1. Sự cần thiết sử dụng công cụ tài chính phái sinh nhằm
    phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng 126
    3.1.2. Sự cần thiết sử dụng công cụ tài chính phái sinh nhằm
    phòng ngừa rủi ro lãi suất trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng 128
    3.1.3. Sự cần thiết sử dụng công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa
    rủi ro giá cả hàng hóa trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng 129
    3.2. SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
    PHÁI SINH NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC
    DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG 130
    3.3. YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
    PHÁI SINH NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC
    DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG 131
    3.3.1. Phải phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam 131
    3.3.2. Phải phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính 132
    3.3.3. Phải phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 132
    3.3.4. Phải phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế 133
    3.3.5. Phải phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý và cải cách kế toán 134
    3.3.6. Phải phù hợp với quy định về tài chính, kế toán của Nhà nước 134
    3.3.7. Phải đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và trung thực 135
    3.3.8. Phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và có tính khả thi 135
    3.4. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
    NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC
    DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG 135
    3.4.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán làm cơ sở cho
    hướng dẫn kế toán các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro 136
    3.4.2. Quy định nguyên tắc kế toán các
    công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro 143
    3.4.3. Hoàn thiện tài khoản sử dụng trong kế toán các
    công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro 146
    3.4.4. Hướng dẫn phương pháp kế toán các
    công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro 148
    3.4.5. Hoàn thiện sổ kế toán sử dụng trong kế toán các
    công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro 176
    3.4.6. Hoàn thiện báo cáo kế toán trong kế toán các
    công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro 179
    3.5. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC
    CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO
    TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG 181
    3.5.1. Về phía Nhà nước 181
    3.5.2. Về phía các đơn vị cung cấp sản phẩm phái sinh 184
    3.5.3. Về phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 187
    KẾT LUẬN 190
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), sự biến động khó lường của tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hoá trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các doanh nghiệp (DN), nhất là các DN xuất nhập khẩu (XNK). Để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, các công cụ tài chính (CCTC) phái sinh đã ra đời và phổ biến ngày càng rộng rãi trong nền kinh tế của các nước, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở. Đến nay, trên thị trường tài chính quốc tế, CCTC phái sinh đã phát triển rất mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trường CCTC phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Sở dĩ nó phát triển thành công như vậy, là do sử dụng các CCTC phái sinh đem lại lợi ích cho DN trong việc giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro do sự biến động giá cả của sản phẩm, biến động tỷ giá, thay đổi lãi suất; người đầu cơ sử dụng các công cụ này nhằm mang lại lợi ích trong việc đánh cuộc trên những biến động giá cả của sản phẩm, họ sử dụng công cụ này như một đòn bẩy đặc biệt; người cơ lợi thì lại sử dụng linh hoạt các công cụ này để hưởng chênh lệch giá.
    Mặc dù, CCTC phái sinh phát triển mạnh mẽ ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới và đã hình thành ở Việt Nam, tuy nhiên còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn thấp, các DN chưa am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật sử dụng các công cụ này trong việc phòng ngừa rủi ro, bên cạnh đó các nhà môi giới, các nhà cơ lợi còn quá ít trên thị trường để thúc đẩy các DN tham gia mạnh mẽ thị trường này. Sự kém phát triển của thị trường phái sinh là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính Việt Nam. Khi rủi ro luôn là bạn đường với các DN và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, thì phát triển thị trường phái sinh được xem như là lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro.
    Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống tài chính, hệ thống kế toán Việt Nam đã có những bước phát triển rất quan trọng theo hướng hội nhập với thông lệ và chuẩn mực quốc tế được chấp nhận chung. Đây là định hướng phát triển đúng đắn để Hệ thống tài chính cũng như Hệ thống kế toán Việt Nam phát triển ổn định, bền vững, tạo điều kiện cho phát triển và quản lý kinh tế đất nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay, chuẩn mực kế toán (CMKT) về CCTC vẫn chưa được xây dựng và ban hành, cũng chưa có bất kỳ một văn bản nào hướng dẫn về kế toán CCTC phái sinh để các DN thực hiện. Một số DN khi sử dụng CCTC phái sinh để phòng ngừa rủi ro thì vẫn thực hiện công việc kế toán dựa trên Chế độ kế toán DN hiện hành để áp dụng, nội dung kế toán thực hiện khi sử dụng CCTC phái sinh hoàn toàn giống với khi không sử dụng CCTC phái sinh, chưa thấy rõ sự khác biệt trong quá trình thực hiện công việc kế toán. Chính điều này đã phản ánh sai lệch bản chất của kế toán và ghi nhận không đúng các đối tượng kế toán có liên quan đến CCTC phái sinh. Việc thực hiện kế toán khi sử dụng CCTC phái sinh để phòng ngừa rủi ro tại các DN nói chung và DN XNK Đà Nẵng nói riêng đã chưa tuân thủ đúng các nguyên tắc kế toán, cần có sự điều chỉnh thích hợp để thông tin tài chính, kế toán được phản ánh một cách trung thực hơn.
    Qua nghiên cứu lý luận về CCTC phái sinh, về kế toán các CCTC phái sinh và thực tiễn vận dụng các công cụ này trong hoạt động SXKD của các DN XNK Đà Nẵng, cũng như nội dung kế toán thực hiện tại các DN này, tôi đã chọn đề tài: “Kế toán các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng” làm đề tài luận án.
    2. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU
    Việc sử dụng các CCTC phái sinh để phòng ngừa rủi ro đã phổ biến ở các nước phát triển từ lâu nhưng ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ. Kể từ khi chính thức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép thực hiện từ năm 1998 đến nay, các công cụ này vẫn chưa thu hút được sự quan tâm sử dụng của các bên có liên quan, dưới góc độ kế toán cũng chưa có hướng dẫn cụ thể.
    Mặc dù, đây vẫn còn là vấn đề nóng cần sự đầu tư nghiên cứu để hoàn thiện về mặt pháp lý cũng như thực tiễn vận dụng, tuy nhiên các vấn đề về CCTC phái sinh chỉ được các tác giả Việt Nam bắt đầu nghiên cứu từ sau năm 2000.
    Tác giả Nguyễn Minh Kiều (năm 2006), công trình nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã có những đóng góp thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể:
    - Tác giả đã phân tích cụ thể và hệ thống hóa những lý luận cơ bản các loại giao dịch ngoại hối như giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch tương lai, giao dịch quyền chọn.
    - Tác giả đã làm rõ và đo lường cụ thể các khái niệm về rủi ro tỷ giá. Ngoài ra, các khái niệm tổn thất ngoại hối bao gồm tổn thất giao dịch, tổn thất kinh tế và tổn thất kế toán cũng được đề cập.
    - Điểm nhấn trong quá trình hệ thống lý luận của tác giả là phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro tỷ giá đối với hoạt động của DN và Ngân hàng thương mại (NHTM), đồng thời chỉ rõ những tác động và tổn thất có thể xảy ra do sự biến động của tỷ giá. Tác giả cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hay là quản lý và tối thiểu hoá tổn thất ngoại hối. Bên cạnh đó, tác giả đã trình bày các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá mang tính chất lý thuyết có thể áp dụng được trong hoạt động của DN cũng như của NHTM.
    - Tác giả đã đóng góp vào kho tàng lý luận liên quan đến việc vận dụng thành công các CCTC phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá vào thực tiễn đặc thù của Việt Nam mà vấn đề này đã được nghiên cứu và chỉ ra ở các nước có nền kinh tế phát triển.
    - Tác giả đã thực hiện việc khảo sát về nhận thức của các DN và các NHTM về rủi ro tỷ giá. Qua đó, đã phân tích và đánh giá được thực trạng nhận thức của các DN và các NHTM về rủi ro tỷ giá trong thời gian qua, đồng thời tác giả đã phân tích và đánh giá được nhận thức, thực trạng và mức độ sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các DN và các NHTM thông qua việc sử dụng các CCTC phái sinh.
    - Tác giả đã thực hiện việc khảo sát về nhu cầu và khả năng sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các DN và các NHTM. Qua đó, đã phân tích và


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Nguyễn Kim Anh (2007), “Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hồ Chí Minh.
    2. Việt Bảo (2007), “Phát triển nghiệp vụ tài chính phái sinh ở Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số 22/2007, trang 37-39
    3. Bộ Tài chính (2006), Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
    4. Bộ Tài chính (2006), Chế độ Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
    5. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
    6. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2009 Hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính, Hà Nội.
    7. Bộ Tài chính (2010), Dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán công cụ tài chính phái sinh, Hà Nội.
    8. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
    9. Cục Thống kê Đà Nẵng (2012), Niên giám thống kê Đà Nẵng 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
    10. Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng (2012), “Kế toán – Kiểm toán trong quá trình cải cách và hội nhập”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đà Nẵng.
    11. Bùi Lê Hà (2000), Giới thiệu về thị trường Future và Option, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
    12. Hà Thị Ngọc Hà (2006), Hoàn thiện kế toán bảo hiểm trong xu thế mở cửa và hội nhập, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội
    13. Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hồng Thu (2009), Quản trị tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hồ Chí Minh.
    14. Nguyễn Minh Kiều (2006), “Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, Hồ Chí Minh.
    15. Nguyễn Minh Kiều (2008), Thị trường ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi ro, Nhà xuất bản Thống kê, Hồ Chí Minh.
    16. Đinh Thanh Lan (2009), Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thiện Chế độ kế toán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
    17. Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Lương Thanh, Đặng Đình Thanh (2000), Thị trường hàng hóa giao sau, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
    18. Nguyễn Văn Nam (2005), Sàn giao dịch nông sản với việc giảm rủi ro về giá cả, Nhà xuất bản Thống kê, Hồ Chí Minh.
    19. Lê Hoàng Nga (2003), Thị trường tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    20. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2007), “Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hồ Chí Minh.
    21. Vũ Thị Minh Nguyệt (2004), Định hướng và các giải pháp phát triển thị trường hàng hóa tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
    22. Quốc Hội (2003), Luật số 03/2003/QH11, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003.
    23. Quốc Hội (2010), Luật số 46/2010/QH12, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010.
    24. Nguyễn Thị Quy (2008), Biến động tỷ giá ngoại tệ (đồng USD, EUR) và hoạt động xuất khẩu, Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội, Hồ Chí Minh.
    25. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (2011), Tài liệu bồi dưỡng chuyên viên môi giới giao dịch hàng hóa trên Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, Lưu hành nội bộ, Hồ Chí Minh.
    26. Đặng Kim Sơn (2004), Ba cơ chế thị trường, nhà nước và cộng đồng - ứng dụng cho Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    27. Trần Văn Thuận (2008), Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định nhằm tăng cường quản lý tài sản cố định trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    28. Đoàn Xuân Tiên (2008), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện, www.kiemtoan.com.vn.
    29. Nguyễn Văn Tiến (2004), Thị trường quyền chọn tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê, Hồ Chí Minh.
    30. Nguyễn Văn Tiến (2006), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, Nhà xuất bản Thống kê, Hồ Chí Minh.
    31. Trần Ngọc Thơ (2006), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, Hồ Chí Minh.
    32. Lâm Thị Thùy Trang (2010), Ứng dụng sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
    33. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2011), Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, Hồ Chí Minh.
    34. http://www.danang.gov.vn
    35. http://www.saga.vn
    36. http://www.sbv.gov.vn
    37. http://www.tapchiketoan.com
    38. http://www.thuvienphapluat.vn
    39. http:/www.vietlaw.com
    40. http://www.vneconomy.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...