Luận Văn Kế toán bán thiết bị tin học tại Công ty TNHH Tin học và Thương mại Hồng Cơ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    1.1.Tính cấp thiết của đề tài
    Bán hàng là một khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Bán hàng đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với bản thân mỗi doanh nghiệp mà với cả sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Vậy vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để thực hiện tốt quá trình bán hàng, rút ngắn thời gian luân chuyển hàng hóa từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Một trong những biện pháp được coi là tích cực đó là tổ chức tốt công tác kế toán bán hàng. Đây được coi là nội dung đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành tạo sự đồng bộ trong việc thực thi các quyết định của Bộ Tài chính.
    Tuy nhiên hệ thống chuẩn mực vẫn đang trong giai đoạn bổ sung và hoàn thiện nên cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót gây khó khăn cho người sử dụng. Đối với nội dung kế toán bán hàng,việc áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt nam: VAS 02 “Hàng tồn kho”; VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, VAS 21 “Trình bày BCTC”, mặc dù đã tạo ra khung hành lang pháp lý quan trọng cho việc hạch toán doanh thu bán hàng, xác định giá vốn hàng bán và trình bày thông tin trên BCTC song việc vận dụng các chuẩn mực này vẫn còn nhiều bất cập cần được hướng dẫn và hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
    Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tin học và Thương mại Hồng Cơ, em nhận thấy công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề về kế toán bán hàng như: ghi nhận và xác định doanh thu theo từng phương thức bán hàng của từng nhóm hàng; phương pháp kế toán các khoản chiết khấu thương mại; lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi; về tài khoản sử dụng, sổ kế toán còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện hành;
    Như vậy,công tác hạch toán kế toán bán hàng đang là vấn đề rất cấp thiết và cần phải giải quyết để hoàn thiện hơn góp phần đắc lực trong hoạt động bán hàng của mỗi doanh nghiệp, cung cấp thông tin nhanh chóng để từ đó các nhà quản trị phân tích đánh giá lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả.


    1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
    Dựa trên tính cấp thiết được phân tích ở mục 1.1, xuất phát từ thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty TNHH Tin học và Thương mại Hồng Cơ và sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.S Nguyễn Thị Hà, em xin nghiên cứu đề tài chuyên đề:
    “Kế toán bán thiết bị tin học tại Công ty TNHH Tin học và Thương mại Hồng Cơ”.
    Chuyên đề đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về kế toán bán hàng và nghiên cứu thực trạng kế toán bán thiết bị tin học tại Công ty TNHH Tin học và Thương mại Hồng Cơ. Qua nghiên cứu, chuyên đề giúp công ty tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành về kế toán bán hàng, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán bán thiết bị tin học tại công ty.
    1.3.Mục tiêu nghiên cứu
    Em nghiên cứu đề tài trên với mục đích hệ thống hóa lý luận và đưa ra giải pháp hoàn thiện kế toán bán thiết bị tin học. Đồng thời, thông qua tìm hiểu thực trạng kế toán bán hàng tại công ty để phát hiện ra những ưu điểm và những bất cập, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những bất cập trên giúp công tác kế toán tại công ty trở thành công cụ quản lý tài chính đắc lực.
    1.4.Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu về kế toán nghiệp vụ bán thiết bị tin học tại Công ty TNHH Tin học và Thương mại Hồng Cơ có trụ sở chính tại: Số 9 lô 11B, khu ĐTM Trung Yên, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Số liệu nghiên cứu được công ty cung cấp vào quý I năm 2011. Đề tài chỉ giới hạn ở mặt hàng là thiết bị tin học còn các sản phẩm khác không thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài.
    1.5.Một số khái niệm cơ bản và nội dung kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
    1.5.1.Một số khái niệm, định nghĩa
    Theo VAS 14, đoạn 3 (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính):
    - Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
    - Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
    - Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
    - Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
    - Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
    1.5.2.Nội dung kế toán bán hàng trong hệ thống chuẩn mực kế toán Viêt Nam
    1.5.2.1.Theo VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
    * Xác định doanh thu
    Theo chuẩn mực kế toán số 14, đoạn 05, 06, 07, 08 (Ban hành và công bố theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính)
    - Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
    - Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa DN với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
    - Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.
    - Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.
    Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này, doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
    * Ghi nhận doanh thu.
    Theo VAS 14, đoạn 10: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:
    - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
    - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
    - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
    - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
    - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
    * Xác định dự phòng phải thu khó đòi.
    Tại đoạn 14, VAS 14: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố chắc chắn này đã xử lý xong. Nếu doanh thu được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.
    Như vậy,mục đích của VAS này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác, gồm: các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
    1.5.2.2. Theo VAS 02 “Hàng tồn kho”
    Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
    Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.
    Các khoản chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho gồm:
    - Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường
    - Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản trong quá trình mua hàng
    - Chi phí bán hàng
    - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
    Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
    - Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
    - Phương pháp bình quân gia quyền: giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
    - Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
    - Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...