Luận Văn Kế toán bán hàng & xác định kết quả kinh doanh tại công ty xuất khẩu Mỹ nghệ Thăng Long

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán bán hàng & xác định kết quả kinh doanh tại C.ty XK Mỹ nghệ Thăng Long
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong nền kinh tế hiện nay -nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ cả về hình thức quy môvà hoạt động sản xuất kinh doanh .Cho đến nay cùng với chính sách mở cửa các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập nền kinh tế thị trường trên đà ổn định và phát triển
    Cùng với sự đi lên của đất nước quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng và nâng cao. Mọi doanh nghiệp dù kinh doanh các mặt hàng khác nhau theo bất kỳ hình thức nào cũng đều phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Đó là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển
    Nhưng vấn đề quan trọng là làm thế nào để đạt tối đa hiệu quả kinh doanh. Đây cũng chính là câu hỏi làm các nhà doanh nghiệp phải suy nghĩ . Để kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải nắm bắt được cơ hội kinh doanh , đồng thời để đảm bảo thắng lợi bền vững trong cạnh tranh. Muốn vậy họ phải biết giữ uy tín , biết người biết mình trên mọi phương diện.
    Chính vì thế quá trình tiêu thụ hàng hoá có vị trí đặc biệt quan trọng đỗi với các doanh nghiệp , góp phần đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
    Được tiếp nhận về thực tập và tìm hiểu thực tế tại công ty XNK mỹ nghệ Thăng Long , em nhận thấy kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh giữ vai trò rất quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp . Do đó em đã chọn đề tài : "Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh " Tại công ty XNK mỹ nghệ Thăng Long cho chuyên đề tốt nghiệp của mình .

    Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:

    Phần thứ nhất : Một số vấn đề lý luận về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong nghiệp thương mại .

    Phần thứ hai: Thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xnk mỹ nghệ thăng long .

    Phần thứ ba: Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xnk mỹ nghệ Thăng Long .







    PHẦN THỨ NHẤT


    LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

    I/ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH THƯƠNG MẠI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KÉT QUẢ KINH DOANH.

    Nền kinh tế nước ta là một tổng thể nền kinh tế quốc dân thống nhất .Nó bao gồm nhiều ngành và mỗi ngành thực hiện một chức năng nhất định .Trong đó thương mại cũng là một ngành kinh tế quốc dân rất quan trọng .
    Các ngành ra đời và phát triển trong nền kinh té quốc dân là do sự phân công lao động xã hội .Chuyên môn hoá sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất xã hội và là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật .Chính yếu tố chuyên môn hoá sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi các phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng .Mối quan hệ trao đổi tiền- hàng đó chính là lưu thông hàng hoá .
    Qúa trình lưu thông hàng hoá tất yếu đòi hỏi một sự hao phí lao động nhất định trong quan hệ trao đổi hành hoá trực tiếp giữa người sản xuất với ngươi tiêu dùng và cả trong việc thực hiện những hoạt động mua và bán giữa họ với nhau, lao động đó là cần thiết và có ích cho xã hội . Nếu như mọi chức năng lưu thông đều do người sản xuất và tiêu dùng thực hiện thì việc chuyển hoá lao động xã hội sẽ bị hạn chế , năng xuất lao động thấp , hiệu quả lao động không cao Vì vậy đã thúc đẩy sự ra đời của ngành lưu thông hàng hoá .Các ngành trương mại và kinh doanh thương mại có một số đặc điểm riêng biệt sau:
    - Đặc diểm về hoạt động : hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại và lưu chuyển hàng hoá . Lưu chuyển hàng hoá là sự tổng hợp các hoạt động thuộc các quá trình mua và bán , trao đổi và dự trữ hàng hoá.
    -Đặc điểm về hàng hoá : Hàng hoá trong kinh doanh thương mại gồm các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất hay không có hình thái mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán .
    -Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hoá : Lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại có thể theo một trong hai phương thức là bán buôn và bán lẻ . Bán buôn hàng hoá là bán cho người kinh doanh chứ không bán thẳng tới tay người tiêu dùng . Còn bán lẻ là bán tới tận tay người tiêu dùng từng cái , từng ít một .
    -Đặc điểm về tổ chức kinh doanh : tổ chức kinh doanh thương mại có thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức công tác bán buôn , bán lẻ , công ty kinh doanh tổng hợp , công ty môi giới , công ty xúc tiến thương mại .
    -Đặc điểm về sự vận dộng của hàng hoá : Sự vận động của hành hoá trong kinh doanh thương mại cũng không giống nhau. Do đó chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hoá khác nhau giữa các loại hàng .
    Như vậy có thể nói chức năng của thương mại là tổ chức và thực hiện việc mua bán , trao đổi hàng hoá , cung cấp các dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất cho đời sống nhân dân. Từ khi thương mại ra đời thì việc luân chuyển hàng hoá diễn ra nhanh hơn và nền kinh tế cũng diễn ra sôi động hơn rất nhiều. Doanh nghiệp thương mại qua hoạt động kinh doanh của mình vừa thực hiện giá trị của hàng hoá , vừa có tác dụng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông .Như vậy sản xuất và lưu thông gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên một chu trình kín , chu trình này chính là chu trình tái sản xuất xã hội . Ở các doanh nghiệp thương mại quá trình này bao gồm hai khâu là mua và bán hàng hoá. Tiêu thụ hàng hoá là một khâu tất yếu trong quá trình lưu thông hàng hoá , là một yếu tố của quá trình tái sản xuất . Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, tăng khối lượng hàng tiêu thụ nhầm đáp ứng yêu cầu thị trường là một chức năng cơ bản của các doanh nghiệp thương mại .
    Với nền kinh tế thị trường thì chỉ tiêu thụ được hàng hoá không thời chưa đủ bể khẳng định được doanh nghiệp đó làm ăn như thế nào , mà chỉ tiêu đánh giá cuối cùng là kết quả kinh doanh . Nhưng thông qua tiêu thụ thì mới xác định được kết quả kinh doanh và thị trường hàng hoá là cơ sở để xác định kết quả.
    Với những đặc điểm và chức năng riêng biệt của ngành thương mại như trên sẽ có ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng .

    II/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP TRƯƠNG MẠI .
    1. Khái niệm .
    Bán hàng (tiêu thụ ) có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau song có thể hiểu theo bán hàng là quá trình các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hoá vốn sản xuất kinh doanh của mình từ hình thái hàng hoá sang hình thái giá trị , thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá thông qua quan hệ trao đổi.
    Theo quan điểm của hiệp hội kế toán quốc tế thì tiêu thụ hàng hoá , lao vụ dịch vụ là việc chuyển quyền sở hữu sản phâmr, hàng hóa, lao vụ dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng , đồng thời thu được tiền hàng hoặc được quyền thu tiền bán hàng .
    Như vậy tiêu thụ là khâu quan trọng của hoạt động thương mại doanh nghiệp , tức là thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng , đưa sản phẩm hàng hoá tư nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng . Tiêu thụ là khâu trung gian , là cầu nối giữa một bên là sản xuất , một bên là tiêu dùng . Ngày nay tiêu thụ dược hiểu theo nghĩa rộng hơn , tiêu thụ là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu , từ việc nghiên cứu thị trường , xác định nhu cầu khách hàng , tổ chức mua hàng và xuất bán theo yêu câù của khách hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất .
    Qua tiêu thụ mới khẳng định được năng lực kinh doanh của doanh nghệp . Sau tiêu thụ doanh nghiệp không những thu hồi được tổng chi phí bỏ ra mà còn thực hiện được một phần giá trị thặng dư . Phần thặng dư này chính là phần quan trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước , mở rộng quy mô kinh doanh .
    Tuy nhiên mục tiêu của các doanh nghiệp không phải là tiêu thụ được nhiều hàng hoá mà từ những hoạt động này phải đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp . Đây mới chính là điều mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm , kết quả của hoạt động tiêu thụ có vị trí quyết định sự tồn tại , phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp .
    ỉ Doanh thu bán hàng : là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá , cung cấp lao vụ dịch vụ cho khách hàng . Tổng số doanh thu bán hàng là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng trên hợp đồng cung cấp lao vụ dịch vụ .
    Doanh thu bán hàng sẽ được ghi nhận khi tất cả các điều kiện sau được thoả mãn :
    - Doanh nghiệp dã trao toàn bộ cho người mua phần lớn rủi ro cũng như những lợi ích của việc sở hưũ tài sản đó .
    - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý tài sản như là người sở hữu tài sản đó và không còn nắm giữ quyền điều khiển có hiệu lực đối với tài sản đó .
    - Giá trị của khoản doanh thu được xác định một cách chắc chắn .
    - Tương đối chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch đó .
    - Chi phí phát sinh và sẽ phát sinh trong giao dịch đó được xác định một cách chắc chắn .
    Theo chuẩn mực này , quyết định việc đánh giá xem lúc nào là lúc doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích của việc sở hưũ sang cho ngưòi mua cần phải xác định cho từng trường hợp của mỗi giao dịch . Nếu như doanh nghiệp vẫn còn chịu các rủi ro lớn của việc sở hữu tài sản thì giao dịch không đuợc coi là một hoạt động bán hàng và doanh thu khi đó không được ghi nhận mà ngược lại doanh thu được ghi nhận chỉ khi tương đối chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ thu được các lợi ích đem lại từ giao dịch đó .
    Với mỗi phương thức bán hàng thì thời điểm ghi nhận doanh thu được quan niệm khác nhau:
    -Trong trường hợp bán lẻ hàng hoá ,thì thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm nhận báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng .
    - Trong trường hợp gởi đại lý bán hàng thì thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm nhận được báo các bán hàng của bên đại lý gửi
    - Trường hợp bán buôn qua kho , bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao trực tiếp thì thời điểm bán hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ và doanh thu được ghi nhận là khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ.
     
Đang tải...