Luận Văn Kế toán bán hàng & xác định kết quả bán hàng ở công ty TNHH quảng cáo &phts triển thương hiệu mê lin

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Đại hội Đảng lần VI được coi là mốc lịch sử cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Chủ trương chuyển đổi cơ chế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển.Đây được gọi là bước đi đột phá trong đường lối chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam, góp phần bừng tỉnh nền kinh tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng ở nước ta trưởng thành và phát triển, góp phần tích cực vào thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
    Cơ chế kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải chủ động, linh hoạt trong kinh doanh phấn đấu bảo toàn vốn và có lãi nếu không sẽ không thể tồn tại trên thị trường trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác. Để tồn tại và phát triển là mục tiêu hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Muốn đạt được điều này, doanh nghiệp cần tổ chức tốt nghiệp vụ bán hàng, nhanh chóng thu hồi vốn, bù đắp các chi phí bỏ ra và xác định đúng đắn kết quả bán hàng.
    Doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế giữ vai trò là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Chỉ khi có tiêu thụ thì giá trị sử dụng của hàng hóa mới được thực hiện, hoàn thiện hơn về nhiều mặt nhờ đó đến tay người tiêu dùng và lao động của toàn bộ doanh nghiệp mới được thừa nhận. Có thể hiểu quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là việc mua vào - dự trữ, bán ra các loại hàng hóa, thành phẩm, lao vụ dịch vụ. Mỗi nghiệp vụ điều có ảnh hưởng nhất định đến kết quả kinh doanh, đều có tác động đến hiệu quả của doanh nghiệp, song bán hàng là khâu cuối cùng và có tính quyết định đến hiệu quả của quá trình kinh doanh.
    Bởi vì chỉ khi bán được hàng hoá và bán với khối lượng lớn thì doanh nghiệp mới có thể hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh, có thu nhập để bù đắp chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra đặc biệt là trong quá trình tái sản xuất giản đơn tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, và thực hiện giá trị của lao động. Đây cũng là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp tạo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Ngược lại, những doanh nghiệp không bán được hàng hoá thì sẽ dần lâm vào tình trạng hoạt động khó khăn, kinh doanh kém hiệu quả và có thể đi tới chỗ phá sản.
    Đó chính là vấn đề được các nhà quản lý doanh nghiệp đặc biệt quan tâm vì kết quả bán hàng là mục đích hoạt động của doanh nghiệp thương mại.
    Kế toán, với vai trò là một công cụ quản lý có hiệu quả trong việc phản ánh, tổ chức thông tin, phục vụ đắc lực cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng cần phải ngày càng được hoàn thiện phù hợp với cơ chế quản lý kế toán mới và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng để trên cơ sở đó, có các đề xuất nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng là việc cấn thiết đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn sản xuất kinh doanh.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, cùng với những kiến thức đã học ở nhà trường và qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Mê Linh em đă đi sâu nghiên cứu về tổ chức kế toán tiêu thụ hàng hóa của Công ty với đề tài:

    Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty TNHH Quảng cáo và Phát triển Thương hiệu Mê Linh

    Với kết cấu chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:
    Chương I: Những lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại.
    Chương II: Tình hình tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Mê Linh.
    Chương III: Một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng hóa tại Công ty TNHH Mê Linh.








    CHƯƠNG I
    NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

    I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
    Doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế giữ vai trò là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Chỉ khi có tiêu thụ thì giá trị sử dụng của hàng hóa mới được thực hiện, hoàn thiện hơn về nhiều mặt nhờ đó đến tay người tiêu dùng và lao động của toàn bộ doanh nghiệp mới được thừa nhận. Có thể hiểu quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là việc mua vào - dự trữ, bán ra các loại hàng hóa, thành phẩm, lao vụ dịch vụ. Mỗi nghiệp vụ điều có ảnh hưởng nhất định đến kết quả kinh doanh, đều có tác động đến hiệu quả của doanh nghiệp, song bán hàng là khâu cuối cùng và có tính quyết định đến hiệu quả của quá trình kinh doanh.
    Bởi vì chỉ khi bán được hàng hoá và bán với khối lượng lớn thì doanh nghiệp mới có thể hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh, có thu nhập để bù đắp chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra đặc biệt là trong quá trình tái sản xuất giản đơn tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, và thực hiện giá trị của lao động. Đây cũng là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp tạo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Ngược lại, những doanh nghiệp không bán được hàng hoá thì sẽ dần lâm vào tình trạng hoạt động khó khăn, kinh doanh kém hiệu quả và có thể đi tới chỗ phá sản.
    1. Khái niệm về bán hàng và xác định kết quả bán hàng
    1.1. Khái niệm bán hàng:
    Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại. Đây là quá trình doanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và thu tiền về hoăc được quyền thu tiền. Xét về góc độ kế toán: bán hàng là quá trình hàng hoá của doanh nghiệp được chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ.
    Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng có những đặc điểm chính sau:
    - Có sự thoả thuận, trao đổi giữa người mua và người bán
    - Có sự chuyển quyền sở hữu từ người bán sang nguời mua
    Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một lượng hàng hoá và nhận lại từ khách hàng một lượng tiền gọi là doanh thu bán hàng. Số doanh thu này là cơ sở để để doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh của mình và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
    1.2. Khái niệm về xác định kết quả bán hàng:
    Xác định kết quả bán hàng chính là việc tìm ra kết quả chênh lệch giữa chi phí kinh doanh trong kỳ doanh nghiệp bỏ ra và lượng tiền trong kỳ doanh nghiệp đã thu về. Nếu doanh thu > chi phí thì kết quả kinh doanh là lãi, ngược lại, nếu doanh thu < chi phí thì kết quả bán hàng là lỗ.Việc xác định kết quả bán hàng thường được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý ở từng doanh nghiệp. Khi xác định kết quả bán hàng phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp.
    1.3. Mối quan hệ giữa bán hàng và xác định kết quả bán hàng:
    Kết quả bán hàng là mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp. Toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đều nhằm đạt mục đích này. Kết quả bán hàng phụ thuộc vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tốt thì kết quả bán hàng mới tốt, ngược lại nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tốt thì kết quả bán hàng của doanh nghiệp sẽ xấu.
    Trong mối quan hệ đó, bán hàng với vị trí là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với kết quả bán hàng. Bán hàng là cơ sở để xác định kết quả bán hàng, ngược lại, xác định kết quả là căn cứ quan trọng để đơn vị quyết định có nên tiêu thụ hàng hoá nữa hay không, không nên tiêu thụ mặt hàng nào, giá bán của từng hàng hoá ra sao
    Có thể nói giữa bán hàng và xác định kết quả bán hàng có mối quan hệ mật thiết. Kết quả bán hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp, còn bán hàng là phương tiện trực tiếp để đạt được mục đích đó.
    2. Vai trò của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng:
    Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình tuần hoàn vốn của đơn vị (tiền-hàng-tiền). Bán hàng là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh. Bán hàng và
    xác định kết quả bán hàng có vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
    Đối với bản thân doanh nghiệp thương mại: Bán được hàng thì mới có thu nhập để bù đắp những chi phí bỏ ra và hình thành kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thương mại. Có lợi nhuận thì doanh nghiệp mới có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao đời sống của người lao động và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước tạo nền tích luỹ quan trọng cho nền kinh tế quốc dân.
    Đối với nền kinh tế quốc dân: Bán là điều kiện để tiến hành tái sản xuất xã hội. Quá trình này bao gồm: Sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng. Các khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó, sản xuất giữ vai trò quyết định, nếu không có nó sẽ không có các khâu tiếp theo. Ngược lại các khâu phân phối, trao đổi, tiêu dùng cũng có tác động trở lại sản xuất. Tiêu dùng là mục đích, là động cơ thúc đẩy sản xuất. Phân phối, ơ thúc đẩy sản xuất. Phân phối, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, từ đó kích thích tiêu dùng và đẩy mạnh sản xuất. Như vậy, tiêu thụ hàng hoá thực hiện được mục đích của sản xuất và là điều kiện để quá trình tái sản xuất xã hội được thực hiện.
    Việc xác định kết quả bán hàng là cơ sở để xác định chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước thông qua việc nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước.
    Vậy bán hàng và xác định kết quả bán hàng là vấn đề có ý nghĩa quyết định sống còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng. Có thể khẳng định rằng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại được đánh giá thông qua khối lượng hàng hoá đã được thị trường thừa nhận và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau mỗi kỳ kinh doanh.
    3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng:
    Phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động nhập, xuất của từng loại hàng hoá trên hai mặt hiện vật và giá trị.

    [​IMG]
     
Đang tải...