Luận Văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Pháp Vân

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Cty cổ phần vật tư nông nghiệp Pháp Vân
    Lời nói đầu

    Trong cơ chế bao cấp, các doanh nghệp không mấy quan tâm đến bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Điều này là do mọi thứ đều được sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nước. Các doanh nghiệp chỉ tồn tại mà không phát triển.
    Hiện nay, nhà nước thực hiện phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, các doanh nghiệp sẽ cùng bình đẳng, cùng cạnh tranh. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được phải xác định: nhu cầu thị trường, các loại chi phí, nguồn thu để bù đắp chi phí đó . Việc đó đòi hỏi bộ máy kế toán phải hợp lí, chặt chẽ. Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng. Bởi khi đó ta sẽ xác định dược lợi nhuận là bao nhiêu để bù đắp chi phí đã bỏ ra, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và tiến hành tái sản xuất mở rộng.
    Trong quá trình thực tập tại "Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Pháp Vân", em đã tìm hiểu, nghiên cứu công tác bán hàng ở công ty. Chính vì thế em đã chọn chuyên đề "Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Pháp Vân".
    Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm có 3 phần:
    - Phần I: Các vấn đề chung về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
    - Phần II: Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Pháp Vân.
    - Phần III: Nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.


    PHẦN I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
    1. Khái niệm và ý nghiã công tác bán hàng.
    - Bán hàng: Là việc chuyển quyền sở hữu thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng và doanh nghiệp thu được tiền hay được quyền thu tiền.
    - Bản chất của quá trình bán hàng:
    + Có sự thoả thuận, trao đổi giữa người bán và người mua.
    + Có sự thay đổi quyền sở hữu hàng hoá.
    + Khi cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng hoá- dịch vụ thu dược một khoản tiền.
    - Ý nghĩa công tác bán hàng:
    + Là động lực cho việc tăng cường nhập hàng.
    + Góp phần quan trọng đến quyết định doanh thu của doanh nghiệp.
    2. Khái niệm doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu.
    - Doanh thu bán hàng: Là khoản tiền doanh nghiệp thu được hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán khi doanh nghiệp cung cấp mội khối lượng hàng hoá- dịch vụ.
    - Các khoản giảm trừ doanh thu:
    + Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền giảm cho khách hàng do mua nhiều hàng hoá, thanh toán trước thời hạn.
    + Hàng bán bị trả lại: Khối lượng hàng hoá đã giao cho khách hàng nhưng không được khách hàng chấp nhận do chất lượng, quy cách .
    + Giảm giá hàng bán: Là khoản tiền giảm cho khách hàng do chất lượng hàng không đạt yêu cầu.
    - Các loại thuế tính vào giá bán:
    + Thuế tiêu thụ dặc biệt.
    + Thuế nhập khẩu.
    - Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng:
    + Đối với sản phẩm- hàng hoá- dịch vụ thuộc đối tưưọng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.
    + Đối với đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu là tổng giá thanh toán.
    + Đối với đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu thì doanh thu là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
    + Đối với những hàng bán nhận bán, đại lí kí gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì doanh thu là phần hoa hồng được hưởng.
    + Bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp ghi nhận doanh thu theo giá bán trả ngay, phần lãi trả góp được tính vào doanh thu hoạt động tài chính phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu đươc xác định.
    3. Nhiệm vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
    - Phản ánh đầy đủ, kịp thời tình hình hiện có và biến động hàng hoá về mặt hiện vật và giá trị.
    - Phản ánh kịp thời "giá vốn" để xác định chỉ tiêu " lợi nhuận thuần".
    - Phản ánh doanh thu bán hàng, thuế phải nộp nhằm xác định kết quả kinh doanh.
    II. KẾ TOÁN TỔNG HỢP QUÁ TRÌNH BÁN HÀNG.
    1. Chứng từ sử dụng.
    - Phiếu nhập kho
    - Phiếu xuất kho
    - Phiếu thu
    - Phiếu chi
    - Hoá dơn GTGT
    - Giấy báo nợ ngân hàng
    - Giấy báo có ngân hàng
    2. Tài khoản sử dụng.
    - TK156: Hàng hoá.
    + Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ hàng hoá tăng.
     
Đang tải...