Luận Văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ phần Thiên Tân

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ phần Thiên Tân
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 2
    2. Mục tiêu nghiên cứu. 3
    3. Đối tượng nghiên cứu. 3
    4. Phạm vi nghiên cứu. 3
    5. Phương pháp nghiên cứu. 3
    CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN TÂN 4
    1.1. Tìm hiểu chung về Công ty Cổ phần Thiên Tân. 4
    1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thiên Tân. 4
    1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh. 5
    1.1.2.1. Chức năng: 5
    1.1.2.2. Nhiệm vụ: 5
    1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thiên Tân. 5
    1.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thiên Tân. 5
    1.1.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban: 6
    1.2. Kết quả hoạt động Công ty đạt được qua hai năm 2009 - 2010. 7
    1.2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty. 7
    1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2009 - 2010. 9
    1.2.3. Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Thiên Tân. 11
    1.2.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Thiên Tân. 12
    1.2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Thiên Tân. 12
    1.2.4.2. Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty Cổ phần Thiên Tân. 13
    1.2.4.3. Hình thức kế toán Công ty cổ phần Thiên Tân áp dụng: 13
    1.2.4.4. Đặc điểm áp dụng máy tính trong công tác kế toán tại công ty: 14
    1.2.4.5. Chế độ kế toán áp dụng. 14
    CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN TÂN 16
    2.1. Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thiên Tân. 16
    2.1.1. Chứng từ sử dụng ở công ty Cổ phần Thiên Tân. 16
    2.1.2. Sổ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Thiên Tân. 16
    2.1.3. Quy trình luân chuyển chứng từ tại Công ty. 16
    2.2. Hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Thiên Tân. 17
    2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng. 17
    2.2.2. Doanh thu bán hàng nội bộ. 27
    2.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán. 30
    2.2.4. Kế toán doanh thu tài chính. 34
    2.2.5. Kế toán chi phí tài chính. 37
    2.2.6. Kế toán chi phí bán hàng. 39
    2.2.7. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 43
    2.2.8. Thu nhập khác và chi phí khác. 46
    2.2.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh. 48
    2.3. Nhận xét và kiến nghị về công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ phần Thiên Tân. 54
    2.3.1. Đánh giá thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ phần Thiên Tân. 54
    2.3.1.1. Ưu điểm. 55
    2.3.1.2. Hạn chế. 56
    2.3.2. Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán ở Công ty Cổ phần Thiên Tân. 56
    KẾT LUẬN 58
    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 59
    NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 60


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tàiTrong nền kinh tế thị trường, mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là hoạt động để đạt tới lợi nhuận tối đa. Ta cũng biết: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí.
    Để tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp phải tìm cách tăng doanh thu, giảm chi phí, trong đó tăng doanh thu là biện pháp rất quan trọng để làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tăng được doanh thu và quản lý một cách chặt chẽ, các doanh nghiệp phải biết sử dụng kế toán như là một công cụ quản lý quan trọng nhất và không thể thiếu được. Thông qua chức năng thu nhận, cung cấp và xử lý thông tin về các quá trình kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, về tình hình tiêu thụ trên thị trường đồng thời đánh giá cắt lớp thị trường từ đó kế toán giúp cho các nhà quản lý đề ra các quyết định đúng đắn và có hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ và đầu tư.
    Để kế toán, đặc biệt là kế toán tiêu thụ sản phẩm phát huy hết vai trò và chức năng của nó, cần phải biết tổ chức công tác này một cách hợp lý, khoa học và thường xuyên được hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện của từng doanh nghiệp.
    Mặt khác chúng ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá, vừa hợp tác vừa cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt nam thuộc các thành phần kinh tế cần trang bị cho mình lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở trong nước với nhau và sự canh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp ngoài nước.
    Do đó sự cần thiết phải tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm để giúp cho doanh nghiệp phát huy hết khả năng tiềm tàng là một nhu cầu cấp bách. Vì nếu như doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm thì cho dù sản phẩm đó có tốt thế nào đi chăng nữa, doanh nghiệp có quy mô sản xuất hiện đại và lớn thế nào đi chăng nữa thì rồi cũng bị xoá sổ trên thị trường.
    Xuất phát từ những vấn đề về lý luận và thực tiễn như vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ phần Thiên Tân nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
    2. Mục tiêu nghiên cứuĐề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu chủ yếu là hoàn thiện thêm mặt lý luận về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế thị trường và các biện pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để giải quyết một số vướng mắc trong thực tiễn hạch toán kế toán hiện tại.
    3. Đối tượng nghiên cứuĐề tài tập trung nghiên cứu thực tiễn về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh và các biện pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở tại Công ty Cổ phần Thiên Tân chuyên sản xuất và bán các sản phẩm đá phục vụ các công trình xây dựng, từ đó xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở Công ty đang áp dụng hệ thống hạch toán kế toán Chứng từ ghi sổ, đồng thời cãi tiến thêm để hoàn thiện hệ thống hạch toán kế toán cho doanh nghiệp.
    4. Phạm vi nghiên cứuSố liệu dùng để tìm hiểu về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Thiên Tân.
    5. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập số liệu tại phòng kế toán của công ty, tham khảo các chuẩn mực thông tư, các giáo trình, sách, căn cứ vào báo cáo doanh thu và các sổ kế toán liên quan .
    - Phương pháp phân tích: Phân tích để đưa ra mô hình kế toán tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện cụ thể.
    - Phương pháp kế toán: Đây là phương pháp quan trọng để có thể nghiên cứu được những vấn đề trong lĩnh vực kế toán, phương pháp này sử dụng để nghiên cứu về quá trình ghi chép các chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ


    CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN TÂN
    1.1. Tìm hiểu chung về Công ty Cổ phần Thiên Tân.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thiên Tân.Công ty cổ phần Thiên Tân là Xí nghiệp khai thác đá Tân Lâm được hình thành theo quyết định số: 6604/QĐ-UB ngày 13/12/1977 của UBND Bình Thị Thiên trực thuộc Công ty Thuỷ Lợi Bình Thị Thiên quản lý, với nhiệm vụ khai thác, chế biến đá xây dựng các loại phục vụ công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh.
    Tính đến nay công ty cổ phần Thiên Tân đã có 34 năm tuổi, 34 năm với biết bao thay đổi của nền kinh tế, công ty vẫn luôn khẳng định và vươn lên làm ăn có hiệu quả.
    - Tổng số công nhân ban đầu là 422 người.
    Trong đó:
    - 370 công nhân sản xuất trực tiếp
    - 52 công nhân gián tiếp.
    - Nhiệm vụ sản xuất: 50.000 m[SUP]3[/SUP]/ năm.
    Dây chuyền sản xuất bằng mìn kết hợp với một số thiết bị cơ giới phân loại bằng thủ công, vận chuyển bằng xe cải tiến đến bến bãi vật liệu cung cấp cho công ty.
    - Vốn đầu tư theo dự toán: 6.200.000.000 đ.
    Trong đó :
    - Vốn xây lắp: 3.750.000.000 đ.
    - Thiết bị: 2.200.000.000 đ.
    - Chi phí khác: 250.000.000 đ.
    Tháng 03/1979 Xí nghiệp được chuyển sang bộ xây dựng và quản lý để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị.
    Tháng 07/1989 Tỉnh Quảng Trị được lập lại, Xí nghiệp khai thác đá Tân Lâm được đổi tên thành “Xí nghiệp khai thác đá Quảng Trị” theo quyết định số 118/QĐ-UB ngày 24/08/1989 của UBND Tỉnh Quảng Trị.
    Ngày 18/11/1996 UBND Tỉnh ra quyết định số: 1396/QĐ-UB đổi tên Xí nghiệp khai thác đá Quảng Trị thành “Công ty khai thác đá Quảng Trị”.
    Ngày 31/12/2003 UBND Tỉnh Quảng Trị đã có quyết định số 3256/QĐ-UB về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty khai đá Quảng Trị, đồng thời cũng có quyết định số 3257/QĐ-UB về việc chuyển Công ty khai thác đá Quảng Trị thành “Công ty Cổ phần Thiên Tân ”.
    Ngày từ những ngày đầu thành lập, với những dụng cụ khai thác, chế biến hết sức đơn sơ như: Búa, rổ, xẻng, xe cải tiến Đến nay đã trải qua 34 năm với biết bao những thay đổi, Công ty đã trang bị lại dây chuyền khai thác đá hiện đại: Máy nghiền, máy sàn đá của các nước tiên tiến như: Nhật, Đức, đáp ứng được yêu cầu sản xuất và công cuộc công nghiệp hoá, hội nhập nền kinh tế, với khối lượng sản xuất đá xay 525 m[SUP]3[/SUP]/ ngày, đảm bảo chất lượng cao, chủng loại phong phú, giá cả dễ chấp nhận, hứa hẹn một kết quả kinh doanh tốt.
    1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh.1.1.2.1. Chức năng:
    - Cung cấp các mặt hàng đá xây dựng các loại và các dịch vụ liên quan đến xây dựng cho các công ty, xí nghiệp xây dựng, vận tải .
    - Nhận xây dựng, thi công các hạng mục, công trình thuộc lĩnh vực xây dựng.
    - Sản xuất các loại đá với mẫu mã, chủng loại đa dạng.
    1.1.2.2. Nhiệm vụ:
    - Thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định nhà nước.
    - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật.
    - Thực hiện kê khai thuế và nộp thuế đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
    1.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thiên Tân.1.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thiên Tân.
    Bộ máy công ty chiếm vị trí quan trọng và đây là nhân tố giúp đơn vị nắm bắt, xử lý thông tin và đưa quyết định đúng đắn, kịp thời. Đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả. Bộ máy quản lý gọn nhẹ có năng lực. Nhận thức được tầm quan trọng của bộ máy quản lý, công ty đã tổ chức bộ máy theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Ts Phan Đức Dũng, “Kế toán tài chính”, NXB Thống kê, 2006.
    2. PGSTS Nguyễn Văn Công (Chủ biên), “Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính”, NXB ĐH kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2006
    3. NSƯT Phan Đình Ngân, “Kế toán tài chính”, ĐH Kinh tế - ĐH huế
    4. T.S Đoàn Thị Ngọc Trai, “Kế toán tài chính” ĐH Kinh tế Đà Nẵng, khoa kế toán, 2005.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...