Luận Văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong Doanh nghiệp TM

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong Doanh nghiệp TMPhần I: lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
    1.1. sự cần thiết phải tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
    1.1.1. Quá trình bán hàng và kết quả bán hàng
    Hàng hoá ở các doanh nghiệp thương mại là hàng hoá mua vào để bán ra nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng và xuất khẩu. Vì vậy bán hàng là việc chuyển sở hữu về hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ cho khách hàng và doanh nghiệp thu được tiền hoặc có quyền thu tiền. Bán hàng chính là quá trình các doanh nghiệp thực hiện chuyển hoá vốn sản xuất kinh doanh của mình từ hình thái vốn thành phẩm hàng hoá sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả. Thông qua quá trình bán hàng nhu cầu của người tiêu dùng về một giá trị sử dụng nào đó được thoả mãn và giá trị hàng hoá được thực hiện.
    Quá trình bán hàng được gọi là hoàn thành khi có đủ hai điều kiện:
    + Gửi hàng cho người mua
    + Người mua trả tiền hay chấp nhận trả tiền
    Tức là nghiệp vụ bán hàng chỉ xảy ra khi giao hàng xong, nhận được tiền hoặc giấy chấp nhận thanh toán của người mua. Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được ghi nhận khi hàng hoá được chuyển cho người mua và thu tiền bán hàng ngay hoặc người mua chấp nhận tả tiền tuỳ theo phương thức thanh toán.
    Xác định kết quả bán hàng là việc so sánh giữa chi phí bỏ ra ( GVHB, CPBH, CPQLDN) với doanh thu bán hàng thuần. Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lãi và ngược lại, nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lỗ.
    1.1.2. Yêu cầu quản lý cơ bản về bán hàng, xác định kết quả bán hàng
    Quản lý bán hàng là quản lý kế hoạch và thực hiện kế hoạch đối với từng thời kỳ, từng kế hoạch, từng hợp đồng kinh tế, quản lý về số lượng, chất lượng mặt hàng, thời gian tiêu thụ , cơ cấu mặt hàng tiêu thụ trị giá vốn của mặt hàng tiêu thụ, tình hình thanh toán tiền hàng của khách hàng , và tình hình thanh toán những khoản phải trích nộp vào ngân sách nhà nước. Thông qua bán hàng , vốn của doanh nghiệp mới chuyển hoá từ hình thái hiệnvật sang hình thái giá trị, giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn tiếp tục quá trình kinh doanh với quy mô lớn hơn và với hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy bán hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên phải quản lý chặt trẽ. Trước hết phải quản lý về kế hoạch và mức hoàn thành kế hoạch tiêu thụ về hàng hoá, số lượng, chủng loại mặt hàng, chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp , gía bán và tổng doanh thu bán hàng , phương thức thanh toán . Do vậy, yêu cầu quản lý kế toán bán hàng là phải nắm bắt theo dõi chặt chặt trẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanh toán, từng khách hàng, đôn đốc thanh toán thu hồi đầy đủ kịp thời tiền vốn đúng xác định kết quả bán hàng của từng loại hàng hoá lao vụ dịch vụ từ đó tìm ra các nguyên nhân chủ quan hay khách quan ảnh hưởng tới chất lượng bán hàng để từ đó đưa ra những biện pháp tốt để khắc phục tồn tại cũng như phát huy những thế mạnh.
    1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng .
    Nhiệm vụ của kế toán bán hàng là ghi chép phản ánh đủ kịp thời khối lượng hàng hoá bán ra và tiêu thụ nội bộ, tập hợp và ghi chép đầy đủ các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng bán ra để xác định kết quả kinh doanh cung cấp kịp thơì về tình hình bán hàng phục vụ cho các nhà quản trị doanh nghiệp điều hành doanh nghiệp điều hành hoạt động kinh doanh thương mại ngoài ra nhiệm vụ của kế toán bán là phải kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận bán, kỷ luật thanh toán và quản lý chặt chẽ tiền bán hàng cho nên kỷ luật thu nộp ngân sách , thuế giá trị gia tăng , thuế tiêu thụ đặc biệt. Định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động quản lý và tiêu thụ hàng hoá.
    1.2. Lý luận chung về doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng
    1.2.1. Các phương thức bán hàng và các trường hợp hàng hoá gửi bán được xác định là tiêu thụ
    Bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại, đó là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng hoá cho khách hàng và thu được tiền về hoặc khách hàng đã chấp nhận thanh toán . Hoạt động bán hàng trong kinh doanh thương mại gồm hai phương thức chủ yếu: bán buôn và bán lẻ.
    1.2.1.1. Bán buôn hàng hoá: Là quá trình bán hàng cho các đơn vị sản xuất để tiếp tục chuyển bán hoặc đưa vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm để bán. Đối tượng của bán buôn rất đa dạng. Đặc trưng của phương thức bán buôn và kết thúc nghiệp vụ bán hàng vẫn nằm ttrong lĩnh vực lưu thông chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng.
     
Đang tải...