Luận Văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Nhà máy Bia Sài Gòn- Nghệ An thuộc Công ty cổ phần

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 30/5/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập hóa hiện nay đó và đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội vô cùng thuận lợi. Từ khi Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam (năm 1995), việc hội nhập AFTA và sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán trong năm 2006 đó tạo ra vận hội mới cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập cùng nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước để phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp mới .
    Trong cơ chế mới này với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế, tính độc lập, tự chủ trong các doanh nghiệp ngày một cao hơn, mỗi doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trong kinh doanh, phải tự chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn là phải kinh doanh có lãi.
    Chính vì lẽ đó, việc tiêu thụ sản phẩm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp các chi phí đã bỏ ra. Và hơn thế nó khẳng định vị thế, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời góp phần quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
    Bên cạnh đó, mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận nên việc xác định đúng đắn và chính xác kết quả kinh doanh nói chung và kết quả bán hàng nói riêng cũng rất quan trọng. Ngoài các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là rất cần thiết. giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa các quyết định kinh doanh đúng đắn. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra hạn chế cần khắc phục và phát huy những nhân tố tích cực để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.
    Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, vận dụng lý luận đã học tập và nghiên cứu tại trường, kết hợp với thực tế thu nhận được từ tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy Bia Sài Gòn- Nghệ An thuộc Công ty cổ phần Bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh, em đã chọn đề tài: “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Nhà máy Bia Sài Gòn- Nghệ An thuộc Công ty cổ phần Bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh” để nghiên cứu và viết luận văn của mình. Nội dung luận văn gồm 3 phần:
    Chương 1: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
    Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Nhà máy Bia Sài Gòn- Nghệ An thuộc Công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh
    Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Nhà máy Bia Sài Gòn- Nghệ An thuộc Công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh.
    Trong quá trình thực tập, em đã nhận được sự chỉ dẫn tận tình và giúp đỡ của các thầy giao, cô giáo trong bộ môn Kế toán doanh nghiệp, trực tiếp là cô giáo Bùi Thị Thúy và các cán bộ kế toán của Nhà máy bia Sài Gòn - Nghệ An thuộc Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên phạm vi đề tài rộng, thời gian thực tế chưa nhiều nên khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy, cô giáo và các cán bộ kế toán của Nhà máy bia Sài Gòn - Nghệ An thuộc Công ty cổ phần bia Sài Gòn- Nghệ Tĩnh để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
    Chương 1: lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp sản xuất.1.1.1. Khái niệm bán hàng và xác định kết quả bán hàng Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn cố gắng để đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất có thể nhu cầu tiêu dùng xã hội, nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận ngày càng cao. Muốn vậy, thành phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phải được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua quá trình bán hàng - khâu cuối cùng của quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp.
    Xét về góc độ kinh tế, quá trình bán hàng chính là quá trình chuyển giao toàn bộ lợi ích và rủi ro gắn với quyền sở hữu thành phẩm của doanh nghiệp cho người mua, doanh nghiệp được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán theo giá cả đã thỏa thuận.
    Xét trên góc độ luân chuyển vốn, quá trình bán hàng là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của thành phẩm, tức là chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ (Hàng - Tiền) và hình thành kết quả bán hàng.
    Như vậy có thể chia quá trình bán hàng làm 2 khâu:
    Thứ nhất: Đơn vị bán hàng xuất giao sản phẩm cho đơn vị mua. Đó là quá trình vận động của hàng hoá, song chưa phản ánh được kết quả bán hàng.
    Thứ hai: Khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Quá trình bán hàng đến đây kết thúc và hình thành kết quả bán hàng.
    Tóm lại, quá trình bán hàng có các đặc điểm sau:
    - Có sự thoả thuận giữa người mua và người bán
    - Có sự thay đổi về quyền sở hữu và quyền sử dụng
    - Người bán nhận được tiền hoặc được chấp nhận thanh toán. Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng.
    Kết quả bán hàng là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra. Nếu doanh thu thuần mà lớn hơn tổng chi phí đã bỏ ra phục vụ cho việc bán hàng trong một kỳ nhất định thì doanh nghiệp có lãi, ngược lại nếu doanh thu thuần mà nhỏ hơn các khoản chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ.
    Như vậy, bán hàng và xác định kết quả bán hàng có mối quan hệ mật thiết.Kết quả bán hàng là mục đích của doanh nghiệp, bán hàng là phương thức để thực hiện mục đích đó.
    1.1.2. ý nghĩa, yêu cầu quản lý đối với hoạt động bán hàng và xác định kết quả bán hàng* ý nghĩa:
    Bán hàng có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với bản thân doanh nghiệp nói riêng.
    - Đối với nền kinh tế quốc dân: Thực hiện bán hàng là tiền đề cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền và hàng trong lưu thông, đặc biệt là đảm bảo cân đối giữa các ngành, các khu vực trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Quá trình bán hàng tác động đến quan hệ cung cầu trên thị trường một cách rõ rệt. Cung và cầu chỉ gặp nhau khi quá trình bán hàng được tổ chức tốt.
    - Đối với bản thân doanh nghiệp:Bán hàng là vấn đề sống còn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Có tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp mới có khả năng bù đắp toàn bộ chi phí để tiếp tục thực hiện chu kỳ sản xuất mới.Đồng thời qua đó doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị thặng dư, thu được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
    * Yêu cầu quản lý:
    Bán hàng và xác định kết quả bán hàng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, do đó cần phải được quản lý chặt chẽ nhằm thúc đẩy công tác bán hàng có hiệu quả, đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.
    Quản lý bán hàng và xác định kết quả bán hàng bao gồm quản lý về kế hoạch và quản lý việc thực hiện kế hoạch bán hàng đối với từng thời kỳ, từng khách hàng, từng hợp đồng kinh tế, cũng như quản lý về số lượng, chất lượng mặt hàng, thời gian tiêu thụ, giá vốn hàng bán, tình hình thanh toán tiền hàng, thanh toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
    Quản lý bán hàng và xác định kết quả bán hàng bám sát các yêu cầu sau:
    - Giám sát chặt chẽ thành phẩm tiêu thụ trên tất cả các phương diện như số lượng, chất lượng, chủng loại ., tránh hiện tượng mất mát, hư hỏng, ứ đọng.
    - Giám sát chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, phát huy tính hiệu quả, tránh tham ô, lãng phí.
    - Tìm hiểu, khai thác và mở rộng thị trường, áp dụng phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, các chính sách bán hàng phù hợp nhằm tăng sản lượng bán ra, tăng doanh thu, giảm chi phí.
    1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng Việc tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tạo điều kiện để sản xuất phát triển, từng bước đưa công tác hạch toán kế toán vào nề nếp. Thông qua số liệu của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng chủ doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch về sản xuất, giá bán và lợi nhuận. Dựa vào đó, chủ doanh nghiệp có thể tìm ra các biện pháp tối ưu đảm bảo duy trì sự cân đối thường xuyên giữa các yếu tố đầu vào - sản xuất - đầu ra. Nhà nước có thể kiểm tra việc thực hiện, chấp hành luật về kinh tế tài chính nói chung và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nói riêng, nghĩa vụ tài chính đối với các bên có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp.
    Để đáp ứng được các yêu cầu về quản lý bán hàng và xác định kết quả bán hàng, kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
    - Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình thành phẩm bán ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của thành phẩm xuất bán.
    - Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu, thu nhập, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp. Đồng thời theo dõi, đôn đốc các khoản phải thu của khách hàng.
    - Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kỷ luật thanh toán với Nhà nước.
    -Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình tiêu thụ và xác định kết quả.
    1.2. lý luận cơ bản về bán hàng và kết quả bán hàng1.2.1. Các phương thức bán hàng1.2.1.1. Phương thức bán hàng trực tiếp
    Theo phương thức này, bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp hoặc giao nhận hàng tay ba( các DN thương mại mua bán thẳng). Khi doanh nghiệp giao hàng hoá,thành phẩm hoặc lao vụ, dịch vụ cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán ngay. có nghĩa là quá trình chuyển giao hàng và ghi nhận doanh thu diễn ra đồng thời với nhau, tức là đảm bảo điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng.
    1.2.1.2. Phương thức gửi hàng
    Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp sẽ gửi hàng cho khách hàng theo những thoả thuận trong hợp đồng. Khách hàng có thể là đơn vị nhận bán hàng đại lý hoặc là những khách hàng mua thường xuyên theo hợp đồng kinh tế. Khi xuất kho hàng hoá, thành phẩm giao cho khách hàng thì số hàng hoá, thành phẩm đó vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, bởi vì chưa thoả mãn điều kiện ghi nhận doanh thu. Đến khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán kế toán ghi nhận doanh thu do doanh nghiệp đã chuyển các lợi ích gắn với quyền sở hưu hàng hoá, thành phẩm cho khách hàng.
    1.2.1.3. Bán hàng đại lý
    Bán hàng đại lý là phương thức mà bên chủ hàng xuất hàng giao cho bên nhân đại lý, bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Doanh thu hàng bán được hạch toán khi đại lý trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
    1.2.1.4. Bán hàng trả góp
    Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì số hàng đó được coi là tiêu thụ và doanh nghiệp không còn quyền sở hữu hàng hoá đó. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định. Thông thường thì số tiền trả ở các kỳ sau phải bằng nhau bao gồm một phần tiền gốc và một phần lãi trả chậm.
    1.2.1.5. Các phương thức hàng trao đổi hàng
    Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem sản phẩm, vật tư, hàng hoá của mình để đổi lấy vật tư, hàng hoá của người mua.Giá trao đổi là giá bán của hàng hoá, vật tư đó trên thị trường. Phương thức này có thể chia làm ba trường hợp:
    - Xuất kho lấy hàng ngay
    - Xuất hàng trước, lấy vật tư sản phẩm, hàng hoá sau
    - Nhận hàng trước,xuất hàng trả sau
    1.2.1.6. Các trường hợp khác được coi là bán hàng
    Trên thực tế ngoài các phương thức bán hàng như trên, thành phẩm của doanh nghiệp còn có thể được tiêu thụ dưới hình thức khác. Đó là khi doanh nghiệp xuất thành phẩm để tặng, trả lương, thưởng cho cán bộ, nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp.
    .
    Luận văn này có độ dài 94 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...