Luận Văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty xây dựng hợp nhất

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty xây dựng hợp nhất
    CHƯƠNG I:

    CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN LIấN QUAN ĐẾN ĐỐI TƯỢNG NGHIấN CỨU TRONG CHUYấN ĐỀ THỰC TẬP.

    PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ Lí LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG:

    I. Khỏi niệm bỏn hàng ( tiờu thụ hàng hoỏ ) và ý nghĩa của cụng tỏc bỏn hàng ( tiờu thụ hàng hoỏ ):
    1. Khái niệm tiêu thụ hàng hoá.
    Tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất trong giai đoạn này giá trị sản phẩm, hàng hoá được thực hiện qua việc doanh nghiệp chuyển giao hàng hoá, sản phẩm hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
    Tiêu thụ nói chung bao gồm :
    - Tiêu thụ ra ngoài đơn vị là việc bán hàng cho các đơn vị khác hoặc cho các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp.
    - Tiêu thụ nội bộ : là việc bán hàng cho các đơn vị trực thuộc trong cùng Công ty, Tổng Công ty .hạch toán toàn ngành. Quá trình tiêu thụ hàng hoá có các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu như các nghiệp vụ về xuất hàng hoá, thanh toán với người mua, tính ra các khoản doanh thu bán hàng, tính vào doanh thu bán hàng các khoản chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán chấp nhận cho người mua khoản doanh thu hàng bán bị trả lại và các loại thuế phải nộp Nhà nước để xác định chính xác doanh thu thuần từ đó xác định lỗ, lãi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
    2. Ý nghĩa của việc tiêu thụ hàng hoá.
    Tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung.
    Đối với nền kinh tế quốc dân, tiêu thụ hàng hoá đảm bảo cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, cân đối tiền hàng trong lưu thông. Thông qua hoạt động tiêu thụ nhu cầu của người tiêu dùng về một giá trị sử dụng nhất định được thoả mãn và giá trị hàng hoá được thực hiện. Bên cạnh chức năng điều hoà cung cầu trên thị trường tiêu thụ góp phần quan trọng thúc đẩy các quan hệ thanh toán trong phạm vi doanh nghiệp, ngành kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế. Đối với mỗi doanh nghiệp, tiêu thụ là một quá trình có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Hàng hoá mua về không tiêu thụ được sẽ làm cho tiền vốn của doanh nghiệp không được quay vòng sinh lợi ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động và nếu tình trạng đó kéo dài thì doanh nghiệp không tránh khỏi sự phá sản. Nếu việc tiêu thụ được thực hiện nhanh chóng vì có hiệu quả thì doanh nghiệp có thể sớm đưa vốn trở lại để tiếp tục đầu tư mua hàng hoá, phát huy được hiệu quả của đồng vốn, tăng khả năng nắm bắt những cơ hội của thị trường từ đó khả năng tối đa hoá lợi nhuận cũng được nâng cao.
    II. Cỏc phương phỏp tớnh giỏ vốn của khối lượng hàng tiờu thụ:
    Hàng hoá xuất kho tiêu thụ phải được thể hiện theo giá vốn thực tế. Mỗi hàng hoá mua về nhập kho ở những thời điểm khác nhau với những giá thực tế khác nhau nên có thể tính chính xác giá vốn khối lượng hàng hoá xuất kho, các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong những phương pháp sau:
    1. Phương pháp giá thực tế bình quân.
    1.1. Giá bình quân cả kỳ dự trữ :
    Theo phương pháp này trong tháng hàng hoá xuất kho chưa tính ngay được giá trị nên chưa ghi sổ. Cuối tháng căn cứ vào số tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ kế toán tính được đơn giá bình quân của hàng xuất kho theo công thức:

    Giá thực tế hàng hoá xuất kho = Số lượng hàng hoá xuất kho x Đơn giá bình quân

    Đơn giá bình quân của hàng hoá được tính căn cứ vào giá mua thực tế. Do đó tiêu thụ hàng hoá cần được phân bổ chi phí thu mua cho hàng hoá tiêu thụ áp dụng phương pháp này giá hàng hoá xuất kho tiêu thụ được tính tương đối chính xác nhưng không kịp thời vì cuối tháng mới tính được đơn gía bình quân.
    1.2. Giá bình quân sau mỗi lần nhập kho.
    Về bản chất phương pháp này giống phương pháp trên nhưng giá thực tế bình quân được xác định trên cơ sở thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ và giá thực tế của hàng hoá của từng lần nhập trong kỳ. Tức là sau mỗi lần nhập kho phải tính giá thực tế bình quân làm căn cứ tính giá trị hàng hoá xuất lần sau.
    1.3. Giá bình quân cuối tháng trước.
    Theo phương pháp này khi xuất kho hàng hoá lấy giá bình quân cuối tháng trước để tính ra giá trị bình quân trong tháng này. Giá thực tế của hàng hoá xuất kho có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong tháng (niên độ KT).
    2. Phương pháp giá thực tế nhập trước xuất trước.
    Phương pháp này giả thiết rằng hàng hoá nào nhập kho đầu tiên thì sẽ xuất kho trước nhất.
    3. Phương pháp giá thực tế nhập sau xuất trước.
    Phương pháp này giả thiết rằng hàng hoá nào nhập kho sau thì xuất trước. Cả hai phương pháp này đều đảm bảo được tính chính xác của giá thực tế hàng hoá xuất kho.
    4. Phương pháp giá thực tế đích danh.
    Theo phương pháp này hàng hoá nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó mà không quan tâm đến thời gian nhập xuất.
    5. Phương pháp tính theo trị giá mua thực tế của hàng hoá tồn cuối kỳ dựa vào đơn giá mua lần cuối.
    Theo phương pháp này đến cuối kỳ hạch toán tiến hành kiểm kê số lượng hàng hoá tồn kho sau đó tính trị giá mua thực tế của hàng hoá tồn kho cuối kỳ theo đơn giá mua lần cuối cùng của kỳ đó.
    6.Phương pháp giá hạch toán.
    Giá hạch toán là giá do doanh nghiệp quy định có tính chất ổn định và chỉ dùng để ghi sổ kế toán hàng ngày chứ không có ý nghĩa trong việc thanh toán hay tính giá các đối tượng tính giá. Phương pháp giá hạch toán được áp dụng đối với các doanh nghiệp có nghiệp vụ nhập xuất hàng hoá nhiều, thường xuyên, giá mua thực tế biến động lớn và thông tin về giá không kịp thời.
    Tóm lại doanh nghiệp phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn một phương pháp thích hợp nhất và khi lựa chọn phải áp dụng cố định phương pháp đó ít nhất trong một niên độ kế toán.
    III: Khỏi niệm doanh thu bỏn hàng, cỏc khoản giảm trừ doanh thu bỏn hàng, nguyờn tắc xỏc định doanh thu bỏn hàng và kết quả bỏn hàng:
    1. Khái niệm doanh thu bán hàng.
    Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vụ dịch vụ cho khách hàng.
     
Đang tải...