Luận Văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại & sx Tân Sơn Hà

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại & sx Tân Sơn Hà
    LỜI NÓI ĐẦU
    Sau nhiều năm thực hiện sự chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước. Đến nay bộ mặt của ền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn và trở thành nền kinh tế có tốc độ phát triển cao. Dưới sự khuyến khích của nhà nước bên cạnh những doanh nghiệp có qui mô lớn, hiện nay mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ đang giữ vị trí quan trọng và chủ đạo trong nền kinh tế nhà nước và Công ty TNHH thương mại & sx Tân sơn Hà cũng ra đời trong xu thế ấy. Và tất nhiên song song với sự phát triển của công ty thì công tác kế toán có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kì doanh nghiệp nào. Đặc biệt, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là mối quan tâm hàng đầu của mọi thành phần doanh nghiệp thương mại.
    Với kiến thức chuyên nghành Kế toán, trong thời gian học tập tại trường và được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cô giáo Nguyễn Thành Phương Anh cùng với sự giúp đỡ của công ty nơi em thực tập, em nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác bán hàng nên em chọn đề tài : “Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH thương mại & sx Tân Sơn Hà” làm chuyên đề cho báo cáo tốt ngiệp của mình.
    Do thời gian cũng như kiến thức có hạn, trong bản báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót kính mong nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn của cán bộ công nhân viên tại Công ty và của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh cùng cô giáo Nguyễn Thành Phương Anh để chuyên đề của em đạt kết quả tốt hơn.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo gồm 3 chương như sau:




    Chương I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT.


    Chương II : THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & SX TÂN SƠN HÀ.


    Chương III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI & SX TÂN SƠN HÀ.


    Chương I:
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI.

    I. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI CÔNG TÁC BÁN HÀNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG.
    Thương mại thực chất là trao đổi hàng hoá thông qua mua bán trên thị trường. Theo nghĩa rộng thương mại là quá trình kinh doanh, là khâu tất yếu của quá trình tái sản xuất đối với nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
    Hoạt động kinh doanh thương mại bao giờ cũng tuân theo cơ chế thị trường. Doanh nghiệp thương mại thông qua hoạt động của mình vừa thực hiện giá trị hàng hoá vừa có các hoạt động tiêu thụ sản xuất trong khâu lưu thông. Hoạt động thương mại ảnh hưởng tới cả sản xuất và lưu thông.
    Mỗi doanh nghiệp là một đơn vị hạch toán độc lập, tự tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đối với doanh nghiệp thương mại phải tiến hành rất nhiều hoạt động để tạo nguồn hàng nhu cầu thị trường, quản lý dự trữ trong đó bán hàng là khâu quan trọng và mấu chốt nhất. Quá trình tiêu thụ bán hàng là sự thực hiện giá trị và chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, kết thúc quá trình này người mua nhận được hàng, người bán nhận được tiền hay ít nhất có quyền đòi tiền, có bán được hàng doanh nghiệp mới tồn tại và mở rộng kinh doanh.
    Trong doanh nghiệp tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng trong lưu chuyển hàng hoá. Trong doanh nghiệp thương mại lưu chuyển hàng hoá có thể theo hai cách bán buôn, bán lẻ.
    - Bán buôn là bán cho đối tượng trung gian
    - Bán lẻ là bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
    Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu người bán sang người mua và thu được nhiều hàng quyền đòi tiền.
    Tính đa dạng của hàng hoá và sự phân bố vị trí mua bán tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành mạng lưới kênh phân phối rộng khắp, tiến hành tiêu thụ hàng hoá một cách có hiệu quả tiết kiệm được chi phí và đáp ứng được nhu cầu cao nhất của thị trường.
    Tổ chức kinh doanh thương mại có thể theo các hình thức.
    - Tổ chức bán buôn
    - Tổ chức bán lẻ
    - Chuyên doanh hoặc kinh doanh dịch vụ tổng hợp
    Quy mô tổ chức kinh doanh từ nhỏ đến lớn theo các hình thức quầy cửa hàng Công ty. Trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp thương mại thường tổ chức kinh doanh tổng hợp bán buôn bán lẻ hầu hết là theo phương thức khoán, khoản nộp theo doanh số hay mức nộp hàng tháng theo phương thức này doanh nghiệp thương mại điều chỉnh được giá cả sát với thị trường và tùy thuộc vào số lượng hàng hoá tiêu thụ nhiều hay ít.
    Trong cơ chế thị trường việc hình thành và tồn tại doanh nghiệp thương mại là tất yếu nên công tác tổ chức hạch toán kế toán là hết sức cần thiết để quản lý và xác địnhh kết quả kinh doanh, hạch toán xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích chung của xã hội, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có một đặc thù riêng từ những đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, hạch toán trong doanh nghiệp thương mại khác với hạch toán trong doanh nghiệp sản xuất cụ thể.
    - Nội dung hạch toán trong doanh nghiệp thương mại là mua vào bán ra.
    - Chi phí kinh doanh là toàn bộ chi phí để thực hiện nghiệp vụ mua vào bán ra.
    - Tổng doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh thương mại gồm doanh thu tiêu thụ hàng hoá doanh thu từ dịch vụ các nguồn thu nhập khác.
     
Đang tải...