Luận Văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH Thiết Bị Sao Mai

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Cty TNHH Thiết Bị Sao Mai
    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

    I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TỔ CHỨC BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI:
    Để quản lý tốt các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phân biệt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, lĩnh vực hoạt động hay hình thức sở hữu nào đều phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó kế toán được coi là công cụ hữu hiệu nhất. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kế toán được sử dụng như một công cụ đắc lực không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp cũng như đối với sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Trong công tác quản lý bán hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán có vai trò vô cùng quan trọng. Kế toán phản ánh, giám sát tình hình hoạt động của quá trình bán hàng và xác định kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Các thông tin của kế toán đưa ra sẽ phục vụ cho quản lý kinh tế của bản thân doanh nghiệp cũng như công tác quản lý chung của nhiều đối tượng khác. Thông qua các thông tin này, các nhà quản lý nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, biết được hiệu quả kinh doanh thông qua kết quả cuối cùng, từ đó lựa chọn phương án kinh doanh mang hiệu quả cao nhất.
    Bộ phận kế toán bán hàng trong doanh nghiệp phải biết rõ từng khoản thu nhập, nguyên nhân làm tăng các thu nhập đó, phân tích nguyên nhân để tìm ra biện pháp làm tăng thu nhập. Việc quản lý công tác kế toán có vị trí quan trọng vì nó quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Thực hiện công tác bán hàng hoá đảm bảo thu hồi vốn nhanh, sử dụng hiệu quả vốn lưu động để mở rộng kinh doanh. Bán hàng là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình được thực hiện liên tục. Bán hàng có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển thì sản phẩm của họ phải được thị trường chấp nhận.
    Ngày nay trong chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đến chiến lược thúc đẩy bán hàng, có thể nói bán được hàng hoá là yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Kế toán bán hàng là một phần hành quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp.
    II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG:
    1. Khái niệm và ý nghĩa của bán hàng:
    + Khái niệm của bán hàng:
    Bán hàng là việc chuyển sở hữu về hàng hoá, sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Doanh nghiệp thu được một khoản tiền hay được quyền thu tiền. Biểu hiện quy trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn thành phẩm, hàng hoá sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả. Nói cách khác, bán hàng là quá trình đưa các sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất vào lĩnh vực lưu thông qua nhiều phương thức khác nhau. Sản phẩm mà doanh nghiệp bán cho người mua có thể là thành phẩm, bán thành phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành của bộ phận sản xuất chính hay sản xuất phụ của doanh nghiệp.
    + Ý nghĩa của bán hàng:
    Xét về mặt kinh tế học: Bán hàng là một trong bốn khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Đó là một quá trình lao động kỹ thuật nghiệp vụ phức tạp của doanh nghiệp Thương mại nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho xã hội. Chỉ có thông qua bán hàng giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm mới được thực hiện, do đó mới có điều kiện để thực hiện mục đích của nền sản xuất hàng hoá và tái sản xuất kinh doanh không ngừng được mở rộng. Doanh thu bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, như vậy khi đẩy nhanh tốc độ bán hàng sẽ góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hoạt động bán hàng góp phần khuyến khích tiêu dùng, phát triển sản xuất để đạt được sự tối ưu giữa cung và cầu trên thị trường. Bán hàng còn góp phần điều hoà giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa hàng hoá và tiền tệ trong quá trình lưa thông. Kết quả bán hàng của mỗi doanh nghiệp là biểu hiện sự tăng trưởng kinh tế, là nhân tố tích cực tạo nên bộ mặt của nền kinh tế quốc dân.
    Xét về phương diện xã hội: Bán hàng tự thân nó không phải là một quá trình của sản xuất nhưng nó lại là một khâu cần thiết của tái sản xuất. Do vậy bán hàng góp phần thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhờ có hoạt động bán hàng, hàng hoá sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng về cơ cấu, số lượng và chất lượng của hàng hoá. Đồng thời thông qua bán hàng, các doanh nghiệp có thể dự đoán được nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Từ đó các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao. Chính điều đó doanh nghiệp đã góp phần điều hoà giữa cung và cầu trong nền kinh tế.
    2. Các phương thức bán hàng:
    Doanh nghiệp thương mại có thể bán hàng theo nhiều phương thức khác nhau, như bán buôn, bán lẻ hàng hoá. Trong mỗi phương thức bán hàng lại có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: trực tiếp, chuyển thẳng
    Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp cũng như tính chất tiêu dùng của từng loại sản phẩm mà có thể lựa chọn một phương thức bán hàng phù hợp hoặc cùng một lúc có thể lựa chọn nhiều phương thức bán hàng.
    Các phương thức bán hàng phổ biến hiện nay được các doanh nghiệp vận dụng:
    2.1- Phương thức bán buôn hàng hoá:
    Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng với số lượng lớn (hàng hoá thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn). Trong bán buôn thường bao gồm hai phương thức:
    * Phương thức bán buôn qua kho: là phương thức bán mà trong đó hàng bán phải được xuất từ kho của doanh nghiệp. Bán buôn qua kho có thể thực hiện dưới hai hình thức:
    Hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, doanh nghiệp xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng.
    Hình thức giao hàng trực tiếp: Doanh nghiệp xuất kho hàng hoá và giao trực tiếp cho đại diện bên mua.
    * Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng: Doanh nghiệp sau khi mua hàng không đưa về nhập kho mà bán thẳng cho bên mua. Có thể thực hiện theo hai hình thức:
    ã Hình thức giao hàng trực tiếp (còn gọi là hình thức giao tay ba): Doanh nghiệp sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện bên mua tại kho người bán.
    ã Hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này nó lại chia ra: Có tham gia thanh toán và không tham gia thanh toán.
    + Trường hợp có tham gia thanh toán: Doanh ngiệp sau khi mua hàng, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận.
    + Trường hợp không tham gia thanh toán: Doanh nghiệp chỉ là người trung gian và được hưởng hoa hồng.
    2.2- Phương thức bán lẻ hàng hoá:
    Đây là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc cho các tổ chức kinh tế Hiện nay việc bán lẻ được tiến hành theo các phương thức sau:
    * Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Mỗi quầy bán hàng có một nhân viên làm nhiệm vụ giao hàng cho người mua và mỗi quầy có một nhân viên viết hoá đơn và thu tiền của khách.
    * Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền bán hàng và giao hàng cho khách.
    * Hình thức bán lẻ tự phục vụ (tự chọn): khách hàng tự chọn lấy hàng hoá và mang đến nơi thanh toán tiền hàng.
    * Hình thức bán trả góp: Người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêm một khoản lãi do trả chậm.
     
Đang tải...