Luận Văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Chiến Nga

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Chiến Nga
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều phải chịu sự chi phối của quy luật cung cầu, quy luật đào thải, quy luật cạnh tranh gay gắt và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Để tồn tại và phát triển trong môi trường khắc nghiệt ấy, điều quan trọng trước tiên là các doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá, hay nói cách khác là phải bán được hàng hoá. Đối với mỗi doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp thương mại, điều này có ý nghĩa sống còn bởi mọi nguồn lợi nhuận trong doanh nghiệp thương mại đều xuất phát từ việc bán hàng. Hoạt động bán hàng sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp .
    Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò tích cực của kế toán , đặc biệt là công tác bán hàng, sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Chiến Nga, cùng với những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại nhà trường và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Phạm Ngọc Quyết, cùng với các cô chú, anh chị trong Công ty em xin chọn đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Chiến Nga” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
    Do thời gian thực tập không nhiều và trình độ còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, nên em rất mong nhận được sự đóng góp của Công ty và sự chỉ bảo hướng dẫn của thầy giáo TS. Phạm Ngọc Quyết để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
    Bài luận văn của em chia làm 3 chương:
    Chương I: Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.
    Chương II: Thực trạng về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Chiến Nga.
    Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty TNHH Chiến Nga.

    Em xin chân thành cảm ơn!
    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THUƠNG MẠI
    A. KHÁI QUÁT VỀ BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG.
    I. Khái niệm bán hàng:
    Sản phẩm của doanh nghiệp sau khi được sản xuất xong thì vấn đề hàng đầu mà tất cả các doanh nghiệp quan tâm tới là vấn đề tiêu thụ. Tiêu thụ hay bán hàng là quá trình chuyển hoá vốn từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị "tiền tệ" và hình thành kết quả bán hàng. Hoặc nói một cách khác bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá gắn với phần lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
    Do đó, ta có thể hiểu bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh, là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị sản phẩm của hàng hoá. Nói khác đi, bán hàng là quá trình chuyển giao sản phẩm của mình cho khách hàng và khách hàng trả tiền hay chấp nhận trả tiền cho doanh nghiệp .
    II. Vai trò và ý nghĩa của bán hàng:
    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc bán hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Bán hàng là một yếu tố khách quan, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
    Tuy bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nếu doanh nghiệp thực hiện không tốt việc bán hàng thì mọi cố gắng của doanh nghiệp trong các giai đoạn trước đều trở nên vô nghĩa. Quá trình bán hàng sẽ quyết định đến khả năng tài chính , khả năng thu hồi vốn ở doanh nghiệp , nó thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, là cơ sở để
    đánh giá trình độ tổ chức quản lý, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Vì vậy thực hiện tốt khâu bán hàng là biện pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển và đứng vững trên thị trường.
    Ngoài ra, thông qua quá trình bán hàng sẽ đảm bảo cho các đơn vị khác có mối quan hệ mua bán với doanh nghiệp , thực hiện kế hoạch sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, giữ vững quan hệ cân đối tiền hàng, làm cho nền kinh tế ổn định và phát triển.
    III. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
    Việc tổ chức, sắp xếp hợp lý giữa các khâu trong quá trình bán hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, đồng thời tạo nên sự thống nhất trong hệ thống kế toán chung của doanh nghiệp . Nhằm phát huy vai trò của kế toán trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán bán hàng cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
    - Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời về số tồn kho và tình hình biến động của hàng hoá. Tính toán đúng giá trị thực tế của hàng hoá nhập kho, trị giá vốn của hàng hoá tiêu thụ nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý.
    - Kiểm tra tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về thu mua, tiêu thụ hàng hoá.
    - Tổ chức kế toán hàng hoá phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho.
    - Tổ chức ghi chép quá trình bán hàng theo từng phương thức bán hàng, đồng thời theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng.
    - Phản ánh các chỉ tiêu liên quan đến quá trình bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) để xác định chính xác kết quả bán hàng.
    - Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, tình hình thanh toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
    B. NỘI DUNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
    I. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG.
    1. Khái niệm, nội dung doanh thu bán hàng.
    Để hiểu thế nào là doanh thu bán hàng trước tiên ta đi tìm hiểu khái niệm về doanh thu .
    Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán , phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp , góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phảI là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu .
    Do đó, doanh thu bán hàng là tổng giá trị lợi ích doanh nghiệp thu được trong một kỳ kế toán , phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp , góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
    Tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT mà DTBH được xác định như sau:
    - Đối với hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế GTGT.
    - Đối với hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp không chịu thuế GTGT: Doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán.
    - Đối với hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB hoặc thuế xuất nhập khẩu (XNK ): Doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế TTĐB và thuế XNK .
    2. Thời điểm ghi nhận doanh thu .
    Theo chuẩn mực kế toán số 15 “ Doanh thu và thu nhập khác”, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:
     
Đang tải...