Luận Văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ phần Mĩ Thuật & Truyền Thông

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Cty Cổ phần Mĩ Thuật & Truyền Thông


    MỞ ĐẦU.

    Việt Nam là một nước trong hệ thống các nước Xã Hội Chủ Nghĩa và mới độc lập vào năm 1945 và hoàn toàn giải phóng vào năm 1975. Cũng như các nước Xã Hội Chủ Nghĩa thì trước năm 1986 nền kinh tế nước ta là nền kinh tế kế hoạch hoá được điển hình bởi các mệnh lệnh của nhà nước. Mặc dù nền kinh tế này đã có vai trò to lớn đóng góp vào hai cuộc kháng chiến vĩ đại của đất nước nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được những khiếm khuyết của nó đó là: vì điều hành bằng mệnh lệnh cho nên nhiều lúc đã không tuân theo quy luật kinh tế khách quan, do cơ chế quản lí tập trung sinh ra quan liêu, bao cấp, tham ô, tham nhũng, mức sống thấp các nhu cầu không được thoả mãn, động lực của sự phát triển bị triệt tiêu v v

    Thấy rõ hạn chế của nền kinh tế kế hoạch hoá và yêu cầu bức thiết phảI phát triển kinh tế-xã hội tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nền kinh tế kế hoạch hoá không phù hợp với những đòi hỏi đặt ra. Năm 1986 đảng và nhà nước ta có chủ trương đổi mới nền kinh tế. Chúng ta chỉ thực sự chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước sau khi chứng kiến sự sụp đổ của thành trì Xã Hội Chủ Nghĩa là Liên Xô với nền kinh tế Kế hoạch hoá tập trung. Mặc dù chúng ta chuyển đổi cơ chế kinh tế song con đường đi lên Xã Hội Chủ Nghĩa là không đổi và sự thay đổi này chỉ để nhằm đến đích là Xã Hội Chủ Nghĩa trước những đòi hỏi của thực tế khách quan.

    Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường Xã Hội Chủ Nghĩa thì chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể. Với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì nền kinh tế nước ta có những bước phát triển đáng kể, về quy mô thì ngày càng lớn mạnh, về cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý hơn, lạm phát giảm, bội chi ngân sách giảm, nhập siêu giảm mức sống cao hơn rất nhiều v v. Các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ dưới nhiều loại hình. Quy mô, số lượng các doanh nghiệp đều tăng lên đáng kể. Về phía doanh nghiệp nhà nước thì có xu hướng giảm bớt các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và tăng số doanh nghiệp làm ăn hiệu qủa. Đồng thời giảm tuyệt đối số doanh nghiệp nhà nước nhưng tăng về quy mô và chất lượng của các doanh nghiệp nhà nước cũng như tăng cường vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế. Đây dường như là một nghịch lý nhưng lại là chính sách rất đúng của nhà nước để tăg cường sức mạnh của nền kinh tế. Chúng ta không thể bao cấp toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước, nhất là đối với những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thô lỗ, kém hiệu qủa và những doanh nghiệp ở nên bờ vực của sự phá sản.

    Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một điều tất yếu khách quan, một yêu cầu bức thiết của quá trình xây dựng một nền kinh tế vững mạnh để bước lên Chủ Nghĩa Xã Hội, cũng như trong quá trình quốc hoá nền kinh tế thế giới. Với mục đích tăng cường những kiến thức thực tế của nền kinh tế nước ta cũng như những hiểu biết về các chính sách kinh tế của nhà nước trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
    Em xin chân thành cảm ơn PGS – PTS Mai Hữu Thực cùng khoa Mác – Lênin đã giúp em hoàn thành tốt bài viết của mình.
     
Đang tải...