Luận Văn Kế toán bán hàng thiết bị điện tại Công ty cổ phần thiết bị điện Tam Kim

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI DOANH
    NGHIỆP THƯƠNG MẠI
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hội nhập là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. Trong quá trình hội nhập
    và phát triển, mỗi quốc gia đã và đang cố gắng đưa đất nước mình đi lên, hợp tác
    cùng phát triển và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Việt Nam
    cũng không nằm ngoài xu thế đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
    trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam
    đã trở thành thành viên của nhiều khối kinh tế như: ASEAN, AFTA, ASEM, và
    đặc biệt là tổ chức WTO. Đây là cơ hội cho chúng ta mở rộng giao lưu, học hỏi
    kinh nghiệm, phát triển đất nước trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.
    Trong các doanh nghiệp thương mại, quá trình mua bán hàng hoá là hoạt
    động chủ yếu của các doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của
    quá trình sản xuất kinh doanh, có vị trí đặc biệt quan trọng, luôn luôn được coi là
    nhiệm vụ, là mục tiêu trọng yếu quyết định tồn tại hay không tồn tại, phát triển
    hay không phát triển của doanh nghiệp, và để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và
    tiêu dùng ngày càng tăng trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp cần
    phải xây dựng kế hoạch để thực hiện tốt khâu bán hàng, đảm bảo cho doanh
    nghiệp thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn, tiếp tục mở rộng quy trình kinh
    doanh của mình. Bên cạnh đó, quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp còn thực hiện
    vai trò quan trọng giúp nối liền giữa sản xuất và tiêu thụ tạo tiền đề cân đối giữa
    tiền và hàng trong lưu thông.
    Trong quá trình phát triển và kiến thiết đất nước, cơ sở hạ tầng là bộ mặt
    quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong kiến thiết đất nước. Nhận thấy nhu cầu


    3
    lớn của cả nước về mặt hàng thiết bị điện trong giai đoạn này, công ty cổ phần
    Tam Kim đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, định hướng phát triển
    công ty, ngày càng thể hiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Tam Kim là
    công ty đã có mặt trên thị trường hơn 10 năm, là công ty sản xuất và kinh doanh
    thiết bị điện và các sản phẩm gia dụng khác. Sản phẩm của công ty có chỗ đứng
    trên thị trường được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm, đạt được các giải thưởng
    cao với chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Công ty đã đang không ngừng thay đổi và
    phát triển cả về chất và lượng, quyết tâm xây dựng Tam Kim, nâng cao uy tín
    trên thị trường.
    Xuất phát từ vai trò của nghiệp vụ, những bất cập về lý luận, thực tế tại
    doanh nghiệp về kế toán bán hàng nên em đã lựa chọn đề tài “ Kế toán bán hàng
    thiết bị điện tại Công ty cổ phần thiết bị điện Tam Kim”.
    1.2. Đối tượng nghiên cứu
    Kế toán bán hàng thiết bị điện tại công ty Cổ phần thiết bị điện Tam Kim
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
    - Mục tiêu chung: Hoàn thiện kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp
    thương mại.
    - Mục tiêu cụ thể:
    + Hệ thống hoá cơ sở mặt lý luận về công tác kế toán bán hàng tại công ty
    CP TBĐ Tam Kim
    + Phản ánh và đánh giá một cách chính xác về thực trạng công tác kế toán
    bán hàng tại công ty CP TBĐ Tam Kim.
    + Đề xuất một số giải pháp góp phần khắc phục những mặt hạn chế nhằm
    hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty CP TBĐ Tam Kim.
    1.4. Phạm vi nghiên cứu


    [​IMG]4
    - Không gian: Phòng kế toán Công ty cổ phần thiết bị điện Tam Kim
    - Thời gian: tháng 1 và tháng 2 năm 2010
    - Nội dung: Nghiên cứu công tác kế toán bán hàng tại công ty CP TBĐ
    Tam Kim.
    1.5. Một số khái niệm cơ bản và phân định nội dung nghiên cứu
    1.5.1. Một số khái niệm
    1.5.1.1. Khái niệm về bán hàng
    Bán hàng trong doanh nghiệp thương mại là chuyển giao quyền sở hữu
    sản phẩm, hàng hoá gắn liền với phần lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng. Đồng
    thời quá trình bán hàng là quá trình tạo ra giá trị thặng dư trong khâu lưu thông
    sản phẩm, hàng hoá, hình thành nên kết quả kinh doanh, giúp doanh nghiệp thu
    hồi vốn kinh doanh, tạo ra lợi nhuận tiếp tục quá trình kinh doanh của mình.
    Các hình thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại:
    - Bán buôn: là phương thức bán hàng cho người trung gian như các tổ
    chức kinh tế, các đơn vị thương mại, các đơn vị để họ tiếp tục chuyển bán sản
    phẩm, hàng hoá hoặc tiếp tục gia công chế biến sản phẩm mới.
    - Bán lẻ: là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các
    đơn vị kinh tế để tiêu dùng nội bộ, thông thường khối lượng mua mang tính đơn
    lẻ, giá bán ổn định.
    - Bán hàng đại lý, ký gửi là phương thức mà bên chủ hàng (gọi là bên giao
    đại lý) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi (gọi là bên đại lý) để bán. Bên
    đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
    - Bán hàng trả góp: theo phương thức này người mua sẽ trả tiền thành
    nhiều lần và giá bán bao giờ cũng cao hơn giá bán theo phương thức thông
    thường. Phần chênh lệch này là tiền lãi phát sinh do khách hàng trả chậm, trả
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...