Tài liệu Kế thừa và phát huy tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh trong xây dựng đồng thuận xã hội và đại đoàn kế

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khoan dung, nhân ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa truyền thống khoan dung của dân tộc kết hợp với chọn lọc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là tinh thần nhân văn cộng sản của chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm tư tưởng khoan dung truyền thống, nâng tư tưởng ấy lên một tầm cao mới văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh. Tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh là bài học lớn đối với nhân dân ta trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hòa nhập vào xu thế phát triển chung của nhân loại. Kế thừa và phát triển tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh là điều kiện quan trọng, là nhân tố cơ bản để xây dựng đồng thuận xã hội và đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

    Thế kỷ XX - một thế kỷ đầy biến động với các cuộc cách mạng rung chuyển thế giới, làm thay đổi số phận các dân tộc. Thế kỷ XX cũng là thế kỷ của hàng trăm cuộc chiến tranh lớn nhỏ mà tiêu biểu là hai cuộc đại chiến thế giới khủng khiếp, trong đó lần đầu tiên bom nguyên tử được đưa ra sử dụng để hủy diệt loài người. Cơn hãi hùng trước vũ khí giết người hàng loạt còn chưa qua khỏi thì loài người lại đang phải đối phó với một đe dọa mới: sự kích động và trỗi dậy của những tư tưởng cực đoan, phát xít, chủ nghĩa khủng bố, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, nạn kỳ thị chủng tộc, có nguy cơ kéo loài người vào vòng xoáy của một cơn lốc bạo lực mới.

    Trong bối cảnh ấy, bước vào thế kỷ XXI, nhân loại không có khát vọng nào khác hơn, lớn hơn là được sống trong hòa bình, hữu nghị, hiểu biết và thông cảm lẫn nhau, chấp nhận sự khác biệt để cùng hợp tác và phát triển. Vì vậy, nâng cao hơn nữa lòng khoan dung là nhiệm vụ của toàn nhân loại.

    Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, có truyền thống khoan dung, nhân nghĩa, hòa hiếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng đồng tình và bác ái”(1) và chính Người là đỉnh cao, là tinh hoa của tinh thần khoan dung, nhân ái Việt Nam. Tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại. Hồ Chí Minh không những đã kế thừa truyền thống khoan dung, nhân ái của dân tộc Việt Nam, mà còn nâng truyền thống ấy lên tầm cao mới bằng việc kết hợp nó với chủ nghĩa nhân văn cộng sản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính chủ nghĩa nhân văn ấy là nhân tố tạo nên bước ngoặt về chất trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Khoan dung chính là điểm nổi bật nhất trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định, tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh là bài học lớn đối với nhân dân ta trong quá trình đổi mới đất nước, hòa nhập vào xu thế phát triển chung của nhân loại. Kế thừa và phát triển tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh là điều kiện quan trọng, là nhân tố cơ bản để xây dựng đồng thuận xã hội và đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

    1.Đặc trưng cơ bản của tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh

    Khoan dung không phải là nét riêng của dân tộc này hay dân tộc khác, mà được hình thành từ lịch sử của nhiều dân tộc trong cuộc mưu sinh và bảo vệ phẩm giá của mình. Đối với dân tộc Việt Nam, tinh thần và thái độ khoan dung đã hình thành từ rất sớm và thể hiện trong sinh hoạt cộng đồng, trong cách ứng xử, trong quan hệ bang giao với các nước, trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác. Ở phương diện đạo đức hay sinh hoạt tôn giáo, quần chúng nhân dân đôi khi chủ động đón nhận cái mới (chứ không chỉ thụ động chờ đợi tín hiệu từ nhà cầm quyền), sàng lọc và cải biến cho phù hợp với đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của mình; đồng thời, sẵn sàng, bằng cách này hay cách khác, phản ứng các chuẩn mực đạo đức, các tiêu chí chính trị có tính áp đặt, cứng nhắc của ngoại bang. Có thể tìm thấy bằng chứng sinh động của thái độ khoan dung này trong quá trình người Việt tiếp cận Nho giáo và Phật giáo. Nho giáo du nhập vào Việt Nam thoạt đầu theo chân quân xâm lược phương Bắc, nhưng với thời gian, chịu sự thẩm định của sinh hoạt cộng đồng, một mặt, nó được tầng lớp trí thức nước ta sử dụng ở bình diện đạo đức, lối sống, đúc kết thành những bài học phổ quát về rèn luyện nhân cách và tri thức; mặt khác, nó được các triều đại phong kiến Việt Nam vận dụng vào việc củng cố các định chế pháp luật, bảo đảm ổn định xã hội. Cùng với Nho giáo, các thành tựu khác của văn hóa Trung Quốc cũng để lại dấu ấn đậm nét trong phong cách sáng tác, tư duy, bổ sung vào hệ thống ứng xử của người Việt Nam trong suốt nhiều thế kỷ. Phật giáo với hệ thống lý luận khá chặt chẽ và một triết lý nhân sinh giàu tính vị tha, bác ái đã được các tầng lớp nhân dân đón nhận, làm phong phú thêm văn hóa tâm linh của mình.

    Như vậy, có thể nói rằng hội nhập có chọn lọc các giá trị từ bên ngoài vào đời sống của người Việt Nam là đức tính cố hữu của người Việt Nam, trải qua thử thách trong quá trình dựng nước và giữ nước. Ở dân tộc ta, rất hiếm thấy có thái độ cực đoan, chối bỏ theo kiểu “vơ đũa cả nắm”, hay xuất phát từ mặc cảm của dân nhược tiểu mà cúi mình trước các đại quốc để được yên thân. Đó có thể gọi là truyền thống khoan dung Việt Nam. Trong thời trung đại, tinh thần đó thể hiện ở tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và về sau, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tinh thần ấy được thể hiện, phát huy và nâng lên một chất lượng mới ở tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Ngày nay, Đảng ta đã tiếp tục phát huy truyền thống khoan dung Việt Nam mà đỉnh cao là tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

    Khoan dung, trước hết là thừa nhận và tôn trọng sự khác nhau về thiên hướng, nhân cách, niềm tin của những người trong một cộng đồng dân tộc; là chấp nhận sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, giữa các dân tộc khác nhau để cùng tồn tại và phát triển trong hòa bình. Khoan dung là hài hòa trong khác biệt, là học cách nghe, cách thông tin, cách hiểu người khác để chia sẻ, cảm thông, miễn là những khác nhau đó không có hại gì cho lợi ích chung của cộng đồng. Khoan dung đòi hỏi phải được xây dựng trên các nguyên tắc: công lý, chính nghĩa, tự do, bình đẳng, tiến bộ, nó chống lại mọi thái độ kỳ thị, cuồng tín, giáo điều cũng như mọi thỏa hiệp, nhân nhượng vô nguyên tắc với tội ác, bất công, với tất cả cái gì chà đạp lên các quyền cơ bản của mỗi con người, mỗi dân tộc.

    Khoan dung Hồ Chí Minh là sự tiếp thu có chọn lọc các giá trị của nhân loại và dân tộc, đồng thời là sự cải biến và phát triển các giá trị đó lên một chất lượng mới, hệ thống và hoàn chỉnh dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Có thể khái quát tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh trong mấy đặc trưng cơ bản sau đây:

    Thứ nhất, khoan dung Hồ Chí Minh đã kết hợp được lương tri của cá nhân mình với lương tri dân tộc và lương tri thời đại để đạt tới sự hài hòa giữa cá nhân, dân tộc và nhân loại. Người đã thực hiện sự kết hợp giữa đấu tranh giải phóng dân tộc mình với đấu tranh giải phóng các dân tộc khác khỏi các thế lực thống trị, bóc lột, thực hiện tình yêu thương và bác ái. Vì vậy, loài người tiến bộ đã tìm thấy ở Hồ Chí Minh biểu tượng cao đẹp của lương tri thời đại.
    Thứ hai, khoan dung Hồ Chí Minh đã kết hợp chặt chẽ tình cảm nồng nàn và lý trí sáng suốt, do đó đã vượt qua được những nhược điểm và hạn chế của tinh thần khoan dung truyền thống, như thiên về tình cảm kiểu “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, màu sắc đẳng cấp của khoan dung Nho giáo, lối an phận, nhẫn nhục của khoan dung Phật giáo nguyên thủy.

    Thứ ba, khoan dung Hồ Chí Minh là sự thể hiện niềm tin vào phần tốt đẹp, phần thiện trong mỗi người. Người đã truyền cho chúng ta cái nhìn lạc quan về con người: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời”(2). Người tin rằng, với sức mạnh cảm hóa của cách mạng và của giáo dục, những con người nhất thời lầm đường, lạc lối vẫn có thể cải tạo, vươn lên và trở thành có ích cho xã hội, bởi “hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.
    Thứ tư, khoan dung Hồ Chí Minh là sự tôn trọng đối với mọi giá trị khác biệt trong văn hóa nhân loại, là không ngừng mở rộng để thâu hóa những yếu tố tích cực, tiến bộ và nhân văn của thế giới để làm giàu cho văn hóa Việt Nam; đồng thời, chấp nhận giao lưu và đối thoại bình đẳng để đạt đến sự đồng thuận, cùng phát triển. Trong một thế giới có giao lưu, tồn tại giữa cái chung và cái riêng, giữa cái đồng nhất và dị biệt, Hồ Chí Minh chấp nhận đối thoại về giá trị để tìm ra cái chung, cái nhân loại. Người nói: “Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau. Ấy là dân nào cũng ưa sự lành, ghét sự dữ”(3).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...