Tiến Sĩ Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa h

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC

    Trang
    [TABLE="width: 616"]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    [/TD]
    [TD]4
    8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Chương 1
    [/TD]
    [TD]QUAN NIỆM VÀ NỘI DUNG KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
    [/TD]
    [TD]21
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.
    [/TD]
    [TD]Quan niệm về kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
    [/TD]
    [TD]21
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.
    [/TD]
    [TD]Nội dung kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
    [/TD]
    [TD]39
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Chương 2

    [/TD]
    [TD]KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
    [/TD]
    [TD]69
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.1.
    [/TD]
    [TD]Thực trạng kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
    [/TD]
    [TD]69
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.2.
    [/TD]
    [TD]Những vấn đề đặt ra đối với việc kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
    [/TD]
    [TD]98
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3
    [/TD]
    [TD]GIẢI PHÁP KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY
    [/TD]
    [TD]110
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.
    [/TD]
    [TD]Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
    [/TD]
    [TD]110
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.
    [/TD]
    [TD]Thực hiện đồng bộ việc kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
    [/TD]
    [TD]124
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3.
    [/TD]
    [TD]Tạo lập các điều kiện thuận lợi cho kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
    [/TD]
    [TD]142
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]150
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    [/TD]
    [TD]152
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]153
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]PHỤ LỤC
    [/TD]
    [TD]165
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
    Với tiêu đề: “Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay”, công trình nghiên cứu này có tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã công bố ở nước ngoài, trong nước có liên quan và sử dụng các số liệu điều tra, khảo sát của tác giả.
    Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay” là vấn đề nghiên cứu mới và phức tạp. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, làm rõ một số nội dung cơ bản của truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc với tư cách là những giá trị tiêu biểu cần kế thừa, phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Kết cấu công trình gồm: Mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Với dung lượng 3 chương (7 tiết), công trình đã triển khai làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Luận án là công trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học khác đã công bố.
    2. Lý do lựa chọn đề tài
    Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam là hệ thống tri thức, quan điểm lý luận quân sự đạt tới trình độ khái quát cao, có giá trị phổ biến, là những vấn đề có tính quy luật về nghệ thuật tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh để dựng nước và giữ nước qua hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc ta. Truyền thống đó đã được khẳng định trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc; được tích lũy, lưu truyền và không ngừng bổ sung, phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam với những nét đặc trưng tiêu biểu: dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng gắn chặt với bảo vệ Tổ quốc; cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện; “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”; chăm lo bảo vệ Tổ quốc từ thời bình và nhân văn quân sự. Hiện nay, kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc vẫn là phương châm cơ bản để Đảng, Nhà nước, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân ta vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Những năm qua, Đảng, Nhà nước, các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang đã nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tích cực kế thừa, vận dụng sáng tạo truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua đó, bổ sung, phát triển, làm sâu sắc hơn truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong điều kiện lịch sử mới. Vì thế, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta luôn được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường. Tuy nhiên, trong nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân, lực lượng vũ trang về truyền thống và kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa còn chưa sâu sắc, có biểu hiện thờ ơ, thiếu quan tâm việc kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, nhất là một bộ phận thanh thiếu niên; chất lượng kế thừa, vận dụng, bổ sung và phát triển truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc có những mặt, nội dung chưa tốt, chưa giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn quân sự cấp thiết đang đặt ra, chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
    Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với việc kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Những tác động cả tích cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quân sự, của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đang đặt ra thời cơ, vận hội và cả những thách thức mới đòi hỏi Đảng, Nhà nước, nhân dân và các lực lượng vũ trang cần phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện nhằm thực hiện có hiệu quả việc kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ những vấn đề trên cho thấy: Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay” vừa là vấn đề cơ bản, lâu dài, vừa là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Góp phần nâng cao hiệu quả kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu: Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Trong đó, tập trung nghiên cứu, giải quyết năm vấn đề chủ yếu về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc: dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng gắn chặt với bảo vệ Tổ quốc; cả nước chung sức đánh giặc, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện; “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”; chăm lo bảo vệ Tổ quốc từ thời bình và truyền thống nhân văn quân sự. Đây cũng là cái trục xuyên suốt của đề tài luận án.
    Thời gian nghiên cứu và sử dụng tài liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài chủ yếu từ năm 2002 đến nay. Đối tượng điều tra, khảo sát thực trạng chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ trong quân đội và đại diện các tầng lớp nhân dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam (chủ yếu là một số đơn vị, địa phương ở miền Bắc).
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Đóng góp mới của đề tài:
    - Làm rõ quan niệm, nội dung kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    - Đánh giá đúng thực trạng, xác định những vấn đề đặt ra đối với việc kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
    - Đề xuất giải pháp kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
    Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần làm sâu sắc thêm lý luận - thực tiễn về kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tạo ra sự thống nhất về nhận thức và hành động của chủ thể kế thừa, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử, truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, giáo dục quốc phòng, an ninh trong các nhà trường quân đội, các trường cao đẳng, đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân và những người quan tâm về vấn đề này.
     
Đang tải...