Tài liệu Kế sách giữ nước thời Lý-Trần

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kế sách giữ nước thời Lý-Trần

    LỜI GIỚI THIỆU

    Kế tục sự nghiệp của tổ tiên, nhân dân Việt Nam đang tập trung tinh thần và lực lượng vào việc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong kỉ nguyên mới - kỉ nguyên Độc lập, Tự do và Chủ nghĩa xã hội

    Kế thừa truyền thống là quy luật của phát triển. Sức mạnh của truyền thống được phát huy dưới ánh sáng của đường lối đổi mới đang là động lực của công cuộc xây dựng sự giầu mạnh của Tổ quốc.

    Tìm hiểu truyền thống, ôn lại những bài học của quá khứ giúp ta hiểu thêm những nhiệm vụ mới, giúp ta giải quyết đúng những vấn đề đang đặt ra với đất nước và xã hội. Ngược lại, từ những thắng lợi ngày nay, nhìn lại quá khứ, ta càng thấy rõ giá trị lớn lao của truyền thống tốt đẹp và lâu đời của dân tộc ta, thấy rõ hơn những quy luật vận động của lịch sử và những nguyên nhân tạo thành sức mạnh của một dân tộc đất không rộng, người không đông, đã đương đầu thắng lợi chống lại mọi thế lực xâm lược, chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa nhưng vẫn có một bản sắc văn hóa, một lối sống riêng.

    Với ý nghĩa ấy Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Viện Lịch sử quân sự Việt Nam xuất bản cuốn:
    KẾ SÁCH GIỮ NUỚC THỜI LÝ - TRẦN

    nhằm góp phần vào công tác nghiên cứu khoa học và giúp bạn đọc hiểu thêm lịch sử, gợi những suy nghĩ về những vấn đề của sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

    Triều Lý (1009 - 1226) và Triều Trần (1226 - 1400) là hai triều đại lớn trong lịch sử dân tộc ta. Thời Lý - Trần được xem là một giai đoạn lịch sử oanh liệt nhất thời trung đại, giai đoạn mà dân tộc ta đã vươn lên mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, viết nên những trang sử chói lọi trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Tuy mỗi triều đại có những đặc điềm phát triển riêng, nhưng xét chung thục tiễn lịch sử của dân tộc các giai đoạn Lý-Trần, ta đều thấy, khi các triều đại đang lên, nhà nước phong kiến còn đóng vai trò tích cực, tồ tiên ta thường xuyên chăm lo xây dựng Tổ quốc, làm cho dân giầu nước mạnh, sẵn sàng đối phó với nguy cơ xâm lược.

    Trong các thế kỉ XI và XIII, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng các thế lực xâm lược lớn mạnh. Thế kỷ XI, quân dân Đại Việt đánh tan 30 vạn quân xâm lược Tống; thế kỷ XIII, trong vòng 30 năm (1258-1288), dân tộc ta ba lần đương đầu với những đạo quân xâm lược khét tiếng nhất thời đại là đế quốc Nguyên - Mông.

    Thắng lợi vĩ đại của công cuộc chống giặc giữ nước thời Lý-Trần là kết quả tất yếu của cả quá trình chuẩn bị lực lượng, xây dựng tiềm lực đất nước. Điều đó chứng tỏ, những nhà lãnh đạo các vương triều thời Lý-Trần đã nắm chặt hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước, thi hành chính sách đối nội- đối ngoại đúng đắn. Hệ thống tư tưởng chính sách của ta có giá trị như những học thuyết.

    Với tinh thần tôn trọng lịch sử, tôn trọng sự thật, các tác giả đã cố gắng vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lô gích trong khi nghiên cứu, phân tích, và qua đó, làm sáng tỏ thêm những quy luật, những kế sách lớn, nhưng bài học kinh nghiệm hay của tổ tiên ta.

    Cuốn KẾ SÁCH GIỮ NƯỚC THỜI LÝ-TRẦN gồm sáu chương và phần kết luận do hai tác và Lê Đình Sỹ và Nguyễn Danh Phiệt biên soạn và được phân công như sau:

    - Lê Đình Sỹ các chương I, IV và V.
    - Nguyễn Danh Phiệt các chương II, III và VI.

    Cuốn sách ra mắt bạn đọc là kết quả của sự nỗ lực rất cao của các tác giả dưới sự chỉ đạo của Trung tướng Hoàng Phương, nhưng đây là vấn đề lớn của một giai đoạn lịch sử rất hào hùng của dân tộc ta, cho nên khó tránh khỏi thiếu sót. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cùng với Viện Lịch sử quân sự và các tác giả mong nhận được ý kiến phê bình của bạn đọc, đặc biệt là các thuyết gia về giai đoạn lich sử này.









    CHƯƠNG 1
    NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ-TRẦN

    I. LÃNH THỔ QUỐC GIA, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ QUÂN SỰ

    Nước Đại Việt thời Lý-Trần là một quốc gia dân tộc độc lập có chủ quyền. Lãnh thổ Đại Việt về đại thể là vùng Bắc Bộ và một phấn Trung Bộ ngày nay. Phía đông có biển và các hải đảo; phía bắc cùng biên giới với Trung Quốc ở vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây), lúc đó thuộc nhà Tống và nhà Nguyên đồng thời giáp với vương quốc Nam Chiếu (Đại Lý) ở vùng Vân Nam; phía tây giáp lãnh thổ các bộ tộc Lão Qua, Chân Lạp; phía nam giáp vương quốc Chăm Pa (Chiêm Thành). Từ khi giành được độc lập vào đầu thế kỷ X cho đến cuối thế kỷ XIV nhân dân Đại Việt đã trải qua một quá trình lâu dài, gian khổ của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

    Sau hơn 1.000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, qua nhiều lần chia cắt, tách nhập, từ Nam Việt của Triệu Đà, đến Giao Chỉ bộ thời Hán, An Nam đô hộ phủ thời Đường, một phần lãnh thổ ở phía bắc nước ta bị phong kiến ngoại bang, bấy giờ là nhà Nam Hán, chiếm giữ. Từ khi Khúc Thừa Dụ nổi dậy năm 905, quyền tự chủ của dân tộc được lập lại trên phạm vi hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân, tức vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ ngày nay. Các triều đại Ngô, Đinh và Tiền Lê kế tiếp nhau củng cố nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Kinh đô nước ta thời Ngô là Cổ Loa (Đông Anh - ngoại thành Hà Nội). Thời Đinh, Lê, tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô ở Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình). Đinh Bộ Lĩnh chia nước thành 12 đạo hành chính, Lê Hoàn đổi đạo thành bộ và cho các hoàng tử, thân vương trấn trị ở các vùng. Dưới triều Tiến Lê, phía bắc, Lê Hoàn đánh tan quân Tống, phía nam, đánh bại quân Chiêm giữ yên bờ cõi. Cơ đồ nhà Tiền Lê được xây dựng vững vàng trên toàn bộ đất nước, bấy giờ chủ yếu là vùng trung du, đổng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Các vùng rừng núi xa xôi còn ràng buộc lỏng lẻo, giao cho thổ tù, châu mục bản địa coi giữ, dưới sự quản lý của triều
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...