Luận Văn Kê khai đăng ký đất đai, hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Như chúng ta đã biết. Đất đai la tài nguyên vô cùng quý giá, nó đóng vai trò rất quan trọng trong đời sồng của con người, sinh vật và trong các ngành sản xuất vật chất xã hội. Đất đai là môi trường sống của con người và sinh vật, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sơ kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Là một tài sản quý giá không thể thiếu được của mỗi quốc gia và thế giới.Trong nông nghiệo đât đai là tư liệu sản xuất đặc biệt nó không giống bât ki loại tư liệu sản xuất nào, nó là loại tư liệu sản xuất lhông thể thay thế được vì nó không những là vị trí, không gian để bố trí cây trồng và vật nuôi mà nó còn laf chỗ dựa cho cây trồng và vật nuôi, cung cấo các chất dinh dưỡng, khoáng chất cho cây trồng tạo năng xuất phục vụ cho con người, cung cấp lương thực, thưc phẩm cho xã hội, cũng như cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
    Để khẳng định tầm quan trọng của đất đai Các Mác nói: “Đất là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất”. Còn theo Bernard Binns <FAO> thì: “đất đai là tài nguyên có giá trị nhất của nhân loại. Nó là mọi ý nghĩa của sự sống, thiếu đất loài người không thể tồn tại. Mọi sự tồn tại và tiến triển của loài người đều diễn ra trên mặt đất. Nguồn tài nguyên quý báu này sẽ không bao giờ bị kiệt quệ hay bị phá hủy một khi mọi người và tất cả các quốc gia thấy hết giá trị của nó”.
    MỤC LỤC
    Trang
    Mục lục 1
    Phần mở đầu 3
    1. Tính cấp thiết của đề tài: 3
    2. Mục đích ý nghĩa nghiên cứu đề tài. 4
    Phần I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. 6
    I. điều kiện tự nhiên. 6
    I.1 Vị trí địa lý. 6
    I.2. Điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu thời tiết, chế độ thuỷ văn và hệ thống thuỷ văn, cảnh quan và môi truường. 6
    I.2.1. Điều kiện địa hình. 6
    I.2.2. Điều kiện đất đai. 6
    I.2.3. Khí hậu thời tiết. 7
    I.2.4. Chế độ thuỷ văn và hệ thống thuỷ văn. 7
    I.2.5. Cảnh quan và môi trường. 7
    II. Điều Kiện Kinh tế - xã hội. 9
    II.1. Dân số. 9
    II.2. Lao động việc làm và thu nhập. 9
    II.3. Các ngành nghề chính. 9
    II.3.1. Ngành nông nghiệp. 9
    II.3.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 10
    II.3.3. Thương mại - dịch vụ. 10
    II.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. 11
    II.4.1. Giao thông. 11
    II.4.2. Thuỷ lợi. 11
    II.4.3. Giáo dục - đào tạo. 11
    II.4.4. Y tế. 11
    II.4.5. Văn hóa, thể dục - thể thao. 12
    II.4.7. Bưu chính viễn thông. 12
    II.4.8. Quốc phòng, an ninh. 12
    Phần II. Chuyên đề thực tập. 13
    I. Đặt vấn đề của đề tài. 13
    II. Kết quả nghiên cứu. 15
    II.1. Phương pháp nội dung nghiên cứu , mức độ thực hiện . 15
    II.1.1. Phương pháp nghên cứu. 15
    II.1.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài. 16
    II.1.3. Mức độ thực hiện. 16
    II.2. Căn cứ pháp lý của công tác lập hồ sơ địa chính, cấp giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 17
    II.3. Nội dung các bước tiến hành công việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân ở khu vực nông thôn. 17
    II.4. Trong thời gian thực tập tại UBND xã Vân Hà chúng tôi đã làm được một số công việc sau: 20
    III. Kết luận và kiến nghị. 21
    III.1. Kết luận . 21
    III.2. Đề nghị 23
    Phần 3: Tài liệu tham khảo 24





















































    Từ đây chúng ta đã xác định đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi Quốc gia và toàn thể nhân loại. Nó đóng vai trò cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nhận thấy rõ vai trò và vị trí của đât đai là rât quan trọng và cần thiết, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra hệ thống văn bản pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất hiện có, sử dụng đúng mục đích nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sử dụng. Trong điều kiện đất đai có hạn, mà sự gia tăng dân số ngày càng tăng, nhu cầu đòi hỏi của con người về vật chất, sinh hoạt ngày càng cao. Do đó việc quản lý và sử dụng đất đai theo pháp luật và quy hoạch để góp phần xây dựng, củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là yếu tố cấp bách và thật sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nước ta cùng với sự đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì công tác quản lý đất đai cũng được chú trọng, quan tâm hơn. Tuy nhiên trong những năm qua, công tác quản lý đất đai nhiều lúc nhiều nơi còn bị buông lỏng nên đã ảnh hưởng đến sự pháp triển sản xuất và đời sống, nảy sinh nhiều tiêu cực xã hội. Đứng trước tình hình hiện nay Việt Nam là một nước đã ra nhập WTO đòi hỏi phải có một chính sách đất đai hợp lý và đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, đảm bảo xã hội phát triển trong khuôn khổ của pháp luật. Đổi mới chính sách đất đai cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước là cần thiết. Luật đất đai năm 1993 trên cơ sở luật đất đai năm 1988 đã thể hiện chế độ quản lý và sử dụng đất ở nước ta: Xác định rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng đất, xác định rõ đất đai là hàng hoá đặc biệt. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được khẳng định lại và bổ sung cho phù hợp với tình hình mới thông qua Luật đất đai năm 2003 được ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Quản lý Nhà nước về đất đai là Nhà nước nắm chắc, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai trong cả nước, tạo điều kiện cho người sử dụng yên tâm ổn định đầu tư khai thác, cải tạo nhằm đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất.
    Một trong những nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý đất đai là: “Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng, xác lập mối quan hệ giữa người quản lý và người sử dụng.
    Đăng ký đất đai và cấp giấy chưng nhận quyền sử dụng đất của xã Vân Hà trong thời gian qua mặc dù được các cấp các ngành quan tâm xong do nhiều nguyên nhân tác động đến nên kết quả cũng như chất lượng còn nhiều hạn chế. Việc tìm hiểu và đánh giá tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã nhằm giúp cho Nhà nước có các giải pháp hành chính tốt hơn trong việc đẩy mạnh tiến độ thưc hiện của huyện.
    Xuất phát từ những yêu cầu thực tế và tính cấp thiết trên đây, được sự phân công của khoa Địa chính - trường Cao Đẳng Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Trần thị lý - Giảng viên khoa Địa chính, được sự tiếp nhận của UBND xã Vân Hà - huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang tôi về xã thực tập và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kê khai đăng ký đất đai, hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” trên địa bàn xã Vân Hà -huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...