Luận Văn Kê khai đăng ký đất đai, hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị t

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá , là tư liệu sản xuất đặc biệt , là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trương sống , là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế , văn hoá , xã hội và an ninh quốc phòng .
    Để khẳng định tầm quan trọng của đất đai Các Mác nói: “Đất là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất”. Còn theo Bernard Binns <FAO> thì: “đất đai là tài nguyên có giá trị nhất của nhân loại. Nó là mọi ý nghĩa của sự sống, thiếu đất loài người không thể tồn tại. Mọi sự tồn tại và tiến triển của loài người đều diễn ra trên mặt đất. Nguồn tài nguyên quý báu này sẽ không bao giờ bị kiệt quệ hay bị phá hủy một khi mọi người và tất cả các quốc gia thấy hết giá trị của nó”.
    Từ đây chúng ta đã xác định đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại . Nó đóng vai trò cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người .
    Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt , nó không giống bất kỳ loại tư liệu sản xuất nào, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được nhất là trong sản xuất nông lâm nghiệp . Các tư liệu sản xuất khác trong quá trình sử dụng thì sẽ bị khấu hao theo thời gian còn đối với đất đai trong quá trình sử dụng không những không bị khấu hao trái lại nếu biết sử dụng hợp lý thì đất sẽ còn tốt hơn.
    Đất đai vừa là công cụ lao động, vừa là đối tượng lao động. Nó là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và là địa bàn sản xuất của người nông dân. Chính vì thế mà đất đai không thể thay thế được, đất đai là một tài nguyên khác với bất kỳ một tài nguyên nào của nhân loại .
    Trong điều kiện đất đai có hạn , mà sự gia tăng dân số ngày càng tăng, nhu cầu đòi hỏi của con người về vật chất , sinh hoạt ngày càng cao. Do đó việc quản lý và sử dụng đất đai theo pháp luật và quy hoạch để góp phần xây dựng, củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là yếu tố cấp bách và thật sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
    Đất đai có vai trò rất quan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội . Tuy vậy đối với mỗi ngành thì có yêu cầu về đất đai có khác nhau. Nhưng đối với nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất rất cần thiết vì nó không những là vị trí , không gian để sản xuất mà nó còn là chỗ dựa cho cây trồng , cung cấp thức ăn cho cây trồng để cây trồng tạo ra sản phẩm là các loại lương thực thực phẩm cung cấp cho con người và vật nuôi cũng như cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp . Việt Nam là một nước nông nghiệp , chính vì vậy mà nhà nước ta cần phải có một chính sách đất đai hợp lý, hệ thống quản lý đất đai chặt chẽ sẽ tác động tích cực đến việc giải quyết các vấn đề sau:
    - Tăng cường quản lý trong lĩnh vực đất đai , tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước .
    - Tăng sản lượng kinh tế nông nghiệp , đổi mới bộ mặt nông thôn , cải thiện đời sống của nhân dân , đảm bảo an toàn lương thực quốc gia .
    - Bảo vệ môi trường đất và môi trường sinh thái.
    - Quy hoạch hợp lý cho khu công nghiệp và kiểm soát quá trình đô thị hóa.
    - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất hợp lý .
    - Xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh .
    Để ngày càng phát huy tốt tiềm năng đất đai trước tình hình đổi mới trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn . Đất đai trở thành vấn đề quan tâm trong xã hội và trong đời sống cũng như trong sản xuất của nhân dân địa phương .
    Do đó quản lý đất đai là mục tiêu của mọi quốc gia , mọi thời đại nhằm đảm bảo quyền sở hữu đất đai của chế độ ấy , đảm bảo sử dụng đất đai có hiệu quả , giải quyết các mối quan hệ sử dụng đất và thực hiện công bằng xã hội . Trong điều 18 hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992 nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả”. Sau đó luật đất đai ban hành năm 1993 là một văn kiện pháp lý quan trọng về đất đai nhằm quy định chế độ quản lý Nhà nước , đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân và sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
    Bởi vây, vấn đề quản lý và sử dụng đất ngày nay là đối tượng cần được xem xét và giải quyết một cách đúng đắn trên cơ sở khoa học và tính tiết kiệm đất đai một cách triệt để , không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn đảm bảo mục tiêu ổn định xã hội .
    Trong những năm qua , công tác quản lý đất đai nhiều lúc nhiều nơi còn bị buông lỏng nên đã ảnh hưởng đến sự pháp triển sản xuất và đời sống, nảy sinh nhiều tiêu cực xã hội . Điều đó gắn liền với sự tồn tại khách quan của nhiều thành phần kinh tế dấn đến sự thay đổi cơ bản các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai . Đứng trước tình hình hiện nay, Việt Nam đòi hỏi phải có một chính sách đất đai hợp lý và đáp ứng được những yêu cầu của xã hội , đảm bảo xã hội phát triển trong khuôn khổ của pháp luật .
    Theo luật đất đai sử đổi bổ sung 2003 công tác đăng ký đất đai , cấp giấy chững nhận sử dụng đất , lập hồ sơ địa chính là một trong 13 nội dung quan trọng của việc quản lý nhà nước về đất đai . Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác lập mỗi quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất . Điều này giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư khai thác tiềm năng của đất và chấp hành đầy đủ những quy định về đất đai . Việc đăng ký đất đai , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , lập hồ sơ địa chính là cơ sở nhà nước nắm chắc , theo dõi toàn bộ quỹ đất dựa trên nền tảng của pháp luật .
    Việc quản lý sử dụng đất đai của địa phương gặp không ít khó khăn do việc giao đất không đúng thẩm quyền , lấn chiếm đất công ích một cách tùy tiện , sử dụng đất không đúng mục đích , chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng pháp luật xuất pháp từ việc buông lỏng quản lý nhà nước về đất đai , chính sách không rõ ràng như việc thu thuế gặp rất nhiều khó khăn gây thất thu một khoản lớn từ việc thu thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước( thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất .v.v ) . Vì vậy luật đất đai 2003 ra đời và quy định 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
    Đăng ký đất đai , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thị trấn Nếnh trong thờ gian qua mặc dù được các cấp các ngành quan tâm song do nhiều nguyên nhân tác động đến nên kết quả cũng như chất lượng còn có nhiều hạn chế. Việc tìm hiểu và đành giá tình hình đăng ký đất đai , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thị trấn nhằm giúp cho nhà nước có các giải pháp hành chính tốt hơn trong việc đẩy mạnh tiến độ thực hiện của huyện
    Xuất phát từ những yêu cầu và tính cấp thiết trên , được sự quan tâm của khoa Quản Lý Đất Đai – Trường Cao Đẳng Nông Lâm , được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Trần Thị Lý và đặc biệt là sự giúp đỡ của UBND thị trấn Nếnh huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang cho phép tôi thực hiện đề tài :
    “ Kê khai đăng ký đất đai, hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn Nếnh huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang”
    MỤC LỤC
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    I. mục đích - yêu cầu nghiên cứu tình hình đăng ký đất đai , hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . 5
    I.1. Mục đích . 5
    I.2. Yêu cầu . 5
    II. Phương pháp nội dung nghiên cứu, mức độ thực hiện 5
    II.1. Phương pháp nghên cứu. 5
    II.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài. 6
    II.2.1. Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến công tác đăng ký đất đai , lập hồ sơ địa chính , cấp GCNQSD đất . 6
    II.2.2. Kê khai đăng ký , hoàn thiện hồ sơ địa chính , cấp GCNQSD đất : 6
    II.3. Mức độ thực hiện. 7
    I. Điều kiên tư nhiên tại thị trấn nếnh . 8
    I.1.Vị trí địa lý 8
    I.2. Điều kiện địa hình , đất đai , khí hậu thời tiết , cảnh quan , môi trường, chế độ thủy văn và hệ thống thủy văn . 9
    I.2.1. Địa hình. 9
    I.2.2. Về đất đai. 9
    I.2.3. Khí hậu thời tiết. 9
    I.2.4. Chế độ thủy văn và hệ thống thuỷ văn. 11
    I.2.5. Cảnh quan và môi trường. 12
    II. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn . 12
    II.1. Thực trạng phát triển kinh tế . 12
    II. 1.1. Cơ cấu kinh tế cuă thị trấn . 12
    II.1.2.Tình hình thu nhập của nhân dân . 13
    II.1.3. Thực trạng phát triển các ngành . 13
    II.1.4. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng. 15
    II.1.5.Tình hình công tác Tài chính của . 17
    II.2. Thực trạng văn hoá xã hội tại thị trấn . 17
    II.2.1. Công tác giáo dục - đào tạo : 17
    II.2.3. Công tác văn hoá thông tin – Thể dục thể thao : 19
    II.2.4. Công tác Quốc phòng - An ninh . 20
    II.2.5. Tình hình dân số và lao động : 21
    III. Tình hình quản lý và sử dụng đất của thị trấn 21
    III.1. Hiện trạng sử dụng đất của thị trấn . 21
    III.2. Tình hình quản sử dụng đất . 28
    III.3. Tình hình biến động đất đai . 30
    III.4. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . 31
    PHẦN III: CHUYÊN ĐÊ THỰC TẬP 33
    I. Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý . 33
    I.1. Cơ sở lý luận. 33
    I.1.1. Sự cần thiết phải lập hồ sơ địa chính trong chức năng quản lý Nhà nước về đất đai. 33
    I.1.2. Giới thiệu bộ hồ sơ địa chính: 34
    I.2. Sự cần thiết của đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất. 41
    I.2.1. Sự cần thiết của đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính . 41
    I.2.2. Sự cần thiết của công tác CGCNQSD đất. 43
    I.3. Căn cứ pháp lý. 44
    II. Tình hình kê khai đăng ký đất đai , hoàn thiện hồ sơ địa chính , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn Nếnh huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang . 49
    II.1.Thuận lợi . 49
    II.2. Khó khăn . 49
    II.3. Đặc điểm tình hình thực tiễn đăng ký cấp GCN QSDĐ của địa phương . 50
    II.3.1 Trình tự thủ tục cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn. 50
    II.3.2 Quy trình đăng ký đất ban đầu – lập hồ sơ địa chính - cấp GCNQSD đất . 52
    II.3.3. Kế hoạch cấp GCNQSD đất của thị trấn . 54
    II.4. Những tồn tại và vướng mắc . 54
    III. công tác đăng kí , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai ở việt nam. 55
    III.1. Công tác đăng kí đất : 55
    III.1.1. Đăng kí đất ban đầu: 56
    III.1.2. Đăng kí biến động đất đai: 57
    III.1.3. Yêu cầu của công tác đăng kí đất: 58
    III.1.4. Sơ đồ quy trình đăng kí đất ban đầu: 59
    III.2. Tình hình thực hiện cấp GCNQSD Đất trên toàn quốc: 60
    III.2.1. Tình hình cấp GCNQSD đất lâm nghiệp trên toàn quốc: 60
    III. 2.2. Tình hình cấp GCNQSD đất ở trên toàn quốc: 61
    PHẦN IV: NỘI DUNG THỰC HIỆN 63
    I. Kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thị trấn nếnh . 64
    I.1. Công tác chuẩn bị : 64
    II. Hoàn thiện hồ sơ địa chính . 77
    PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
    I. Kết luận. 82
    II. Kiến nghị : 84
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...