Luận Văn Kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu 4U Tours

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Tổng quan về thương hiệu

    I.1. Khái niệm thương hiệu


    Hiện nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có định nghĩa về thương hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu không phải là một đối tượng mới trong sở hữu trí tuệ, mà là một thuật ngữ phổ biến trong marketing thường được người ta sử dụng khi đề cập tới:

    a) Nhãn hiệu hàng hóa (thương hiệu sản phẩm).


    b) Tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh (thương hiệu doanh nghiệp).

    c) Các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa.


    Định nghĩa về “Nhãn hiệu hàng hóa”, Điều 785 Bộ luật dân sự quy định: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng màu sắc.

    Định nghĩa về “Tên thương mại”, Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định: tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

    a) Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được.


    b) Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.

    Định nghĩa về “Chỉ dẫn địa lý”, Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định: Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    a) Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;

    b) Thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hóa nhằm chỉ dẫn rằng hàng hóa nói trên




    có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hóa này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.



    Định nghĩa về “Tên gọi xuất xứ hàng hóa”, Điều 786 Bộ luật dân sự quy định: “Tên gọi xuất xứ hàng hóa” là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con ngườI hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó”.

    Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa kỳ: Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh.

    Thương hiệu quốc gia:


    Cần phân biệt thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm với thương hiệu quốc gia (hay còn gọi là Nhãn sản phẩm quốc gia) là loại thương hiệu dùng cho sản phẩm của một nước, thường do tổ chức xúc tiến thương mại của nước đó chủ trì, phát hành, nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.



    I.2. Thương hiệu và sản phẩm


    Theo quan điểm truyền thống, thương hiệu được hiểu như một phần của sản phẩm và chức năng chính của thương hiệu là dùng để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Quan điểm này tồn tại trong một thời gian dài cùng với sự ra đời và phát triển của ngành marketing. Nhưng đến cuối thế kỉ 20 thì quan điểm về thương hiệu đã có nhiều thay đổi. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng quan điểm truyền thống không thề giải thích được vai trò của thương hiệu trong nền kinh tế toàn cầu đang cạnh tranh ngày càng gay gắt.



    KẾT LUẬN


    Tuy chưa hoàn thiện hoàn toàn nhưng công ty TNHH Du lịch Lữ hành Phương Uy đã có những bước tiến đúng đắn đầu tiên trong kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu 4U Tours. Với đà thuận lợi này, hi vọng công ty sẽ thành công trong việc tạo dựng một thương hiệu dẫn đầu trong thị trường khách du lịch cao cấp.

    Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn Thầy Đinh Tiên Minh, Anh Lâm Chí Huy, Anh Hà Thanh Phong và tất cả thành viên trong 4U Tours đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...